Những quy định, chính sách tài chính mới nào sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ tháng 11 năm 2022?
Những chính sách tài chính nào có hiệu lực từ đầu tháng 11/2022?
Thứ nhất, Thông tư 56/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.
Thông tư 56/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có quy định rõ về phân phối kết quả tài chính trong năm.
Thứ hai, Thông tư 58/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/11/2022.
Thông tư 58/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định nội dung và mức chi thực hiện một số hoạt động của Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Thông tư 58/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/11/2022.
Theo đó, Thông tư 58/2022/TT-BTC quy định nội dung và mức chi thực hiện một số hoạt động của Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1446/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là “Chương trình”).
Tuy nhiên, Thông tư 58/2022/TT-BTC không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước đã có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính.
Trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ và Bộ Tài chính chưa có thỏa thuận về nội dung, mức chi thì áp dụng theo nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này.
Những quy định, chính sách tài chính mới nào sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ tháng 11 năm 2022? (Hình từ Internet)
Chính sách tài chính nào sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 11/2022?
Thứ nhất, Thông tư 12/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/11/2022:
Nhằm hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, ngày 30/9/2022 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN. Trong đó, Thông tư 12/2022/TT-NHNN về quản lý ngoại hối vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có nội dung liên quan đến sử dụng trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả. Ngoài ra, Thông tư 12/2022/TT-NHNN còn quy định những nội dung như sau:
- Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
- Việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay; việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của bên cho vay tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để thực hiện khoản vay nước ngoài;
- Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác liên quan đến thực hiện khoản vay nước ngoài;
- Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch chuyển tiền liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam, chuyển tiền bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài, hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
- Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Trang điện tử);
- Chế độ báo cáo thống kê về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
- Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
- Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh.
- Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.
Thứ hai, Thông tư 62/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/11/2022.
Thông tư 62/2022/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
Ngoài ra, Thông tư 62/2022/TT-BTC điều chỉnh tăng mức chi thực hiện chế độ với người cai nghiện bắt buộc, như sau:
Tại Điều 5 Thông tư 62/2022/TT-BTC quy định về mức chi thực hiện chế độ đối với người cai nghiện bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc trong thời gian cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc.
Trong đó, một số mức chi thực hiện chế độ với người cai nghiện bắt buộc có sự thay đổi, đơn cử như:
- Chi tiền điện, nước sinh hoạt: Mức chi 100.000 đồng/người cai nghiện bắt buộc/tháng (Tăng 20.000 đồng so với quy định hiện hành tại Điều 5 Thông tư 117/2017/TT-BTC)
- Chi tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách, báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác ngoài thời gian học tập và lao động tối thiểu: Mức chi 100.000 đồng/người cai nghiện bắt buộc/năm. (Tăng 30.000 đồng/học viên/tháng so với quy định hiện hành).
Từ ngày 20/11/2022, Chính sách tài chính nào sẽ bắt đầu có hiệu lực?
Thứ nhất, Thông tư 61/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/11/2022.
Thông tư 61/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (bao gồm cả kinh phí tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, cưỡng chế kiểm đếm) theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ hai, Thông tư 14/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/11/2022.
Thông tư 14/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2017/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.
Theo Thông tư 14/2022/TT-BCT sửa đổi về việc xác định giá truyền tải điện như sau: Giá truyền tải điện hàng năm áp dụng thống nhất toàn quốc không phụ thuộc vào khoảng cách truyền tải điện và điểm giao nhận điện.
Thông tư 14/2022/TT-BTC quy định giá truyền tải điện được xác định hàng năm trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ cho hoạt động truyền tải điện của Đơn vị truyền tải điện với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định theo phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng tại thời điểm tính giá truyền tải điện hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, kể từ tháng 11/2022 sẽ có 06 chính sách tài chính có hiệu lực gồm:
- Thông tư 56/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/11/2022
- Thông tư 58/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/11/2022
- Thông tư 12/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/11/2022
- Thông tư 62/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 19/11/2022
- Thông tư 61/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/11/2022
- Thông tư 14/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/11/2022
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?