Những nhiệm vụ giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2?

Tôi muốn hỏi những nhiệm vụ giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2? - câu hỏi của chị Ánh (Nha Trang)

Phạm vi và mục tiêu Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Quyết định 71/QĐ-TTg 2023 quy định phạm vi và mục tiêu Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 như sau:

- Đối với mục tiêu bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2:

+ Tiếp tục việc lập bản sao bảo hiểm bảo quản dự phòng đối với tài liệu lưu trữ quý, hiếm và tài liệu lưu trữ quốc gia có giá trị cao bị hư hỏng nặng trên các vật mang tin: giấy, băng đĩa, phim nhựa và mộc bản thuộc phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại.

+ Bảo đảm sự toàn vẹn, ổn định, lâu dài; khai thác thuận lợi tài liệu lưu trữ dự phòng trong trường hợp xảy ra rủi ro, thảm họa bị mất bản gốc, bản chính.

- Phạm vi bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2:

Lập bản sao bảo hiểm đối với tài liệu đang bảo quản, lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia; tại các bộ chuyên ngành (trừ các bộ: Quốc phòng, Công an và Ngoại giao); tài liệu do Lưu trữ lịch sử 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý.

Quyết định 71/QĐ-TTg 2023: Phê duyệt những nhiệm vụ giải pháp nào bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn II?

Những nhiệm vụ giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2? (Hình từ Internet)

Những nhiệm vụ giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2?

Căn cứ tại Mục 2 Quyết định 71/QĐ-TTg 2023 quy định nhiệm vụ đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 như sau:

- Lựa chọn, lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm và tài liệu có giá trị cao bị hư hỏng nặng thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; thực hiện số hóa và lập bản sao bảo hiểm tài liệu.

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị phục vụ công tác lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật số hóa các loại hình tài liệu, lập bản sao bảo hiểm; xây dựng quy chế quản lý, bảo quản bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

- Nâng cấp cơ sở dữ liệu quản lý bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

Căn cứ tại Mục 3 Quyết định 71/QĐ-TTg 2023 quy định giải pháp đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 như sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.

- Lựa chọn công nghệ lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ đáp ứng các yêu cầu, mục đích của bảo hiểm tài liệu lưu trữ, đảm bảo tính kế thừa, khắc phục những hạn chế, bất cập của công nghệ lập bản sao bảo hiểm tài liệu trong giai đoạn 1 (2005 - 2015), phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong hoặc ngoài nước đánh giá sự phù hợp của công nghệ lập bản sao bảo hiểm với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

- Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ lập bản sao bảo hiểm tài liệu.

Thời gian và kinh phí thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 4 Quyết định 71/QĐ-TTg 2023 quy định như sau:

THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 đến năm 2035.
2. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép trong các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, thời gian để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 là từ năm 2023 đến năm 2035.

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 là : Từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán hằng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép trong các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2 được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Mục 5 Quyết định 71/QĐ-TTg 2023 quy định Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn II như sau:

- Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì thực hiện, có trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả, hiệu quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; sơ kết 05 năm và tổng kết việc thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

+ Hướng dẫn các bộ, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; xây dựng quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật số hóa các loại hình tài liệu, lập bản sao bảo hiểm tài liệu; xây dựng quy chế quản lý, bảo quản phông bảo hiểm tài liệu.

+ Đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đấu thầu và pháp luật liên quan.

+ Thực hiện lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ tài liệu lưu trữ quý, hiếm và tài liệu có giá trị cao bị hư hỏng nặng thuộc Phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam.

+ Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ tay nghề, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về công tác bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu, bố trí vốn đầu tư trung hạn, hằng năm của Bộ Nội vụ từ nguồn ngân sách trung ương để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo quy định của Luật Đầu tư công.

- Bộ Tài chính có trách nhiệm căn cứ vào khả năng, cân đối Ngân sách nhà nước tổng hợp đề xuất của các bộ, ngành để bố trí kinh phí thường xuyên hằng năm để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước.

- Các bộ ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm tiến độ; định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

+ Căn cứ vào các nhiệm vụ của Quyết định này, xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện trên địa bàn.

+ Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong việc chỉ đạo thực hiện lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

+ Cân đối, bố trí ngân sách địa phương bảo đảm cho việc triển khai thực hiện lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ hằng năm theo các nhiệm vụ, giải pháp đã được phê duyệt.

+ Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tài liệu lưu trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những nhiệm vụ giải pháp nào đã được phê duyệt để bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, giai đoạn 2?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài liệu lưu trữ quốc gia
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
965 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài liệu lưu trữ quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài liệu lưu trữ quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào