Những lễ hội nào phải đăng ký tổ chức lễ hội với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức? Trình tự tiếp nhận đăng ký như thế nào?

Những lễ hội nào trước khi tổ chức thì phải đăng ký tổ chức lễ hội với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh? Trình tự tiếp nhận đăng ký như thế nào? Câu hỏi của bạn Thanh Hằng ở Bình Định.

Những lễ hội nào trước khi tổ chức lễ hội thì phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
c) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
d) Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì những lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm có:

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;

- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.

Những lễ hội nào trước khi tổ chức thì phải đăng ký tổ chức lễ hội với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh? Trình tự tiếp nhận đăng ký như thế nào? (Hình từ internet)

Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội có quy mô cấp tỉnh gồm có những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội
Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm:
1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
2. Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
3. Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
4. Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
5. Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Theo đó, hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội cấp tỉnh gồm có các giấy tờ như sau:

- Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.

- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.

- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.

- Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).

- Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).

Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký lễ hội có quy mô cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký lễ hội có quy mô cấp tỉnh được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:

- Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;

- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;

- Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).

*Lưu ý:

- Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các bộ, ngành trung ương hoặc các cơ quan, đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.

- Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký theo quy định tại Điều này.

Tổ chức lễ hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tết Katê là gì? Tết Katê diễn ra vào ngày nào? Ý nghĩa của Tết Katê là gì? Tết Katê có phải là ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 vào ngày nào? Lịch chọi trâu Đồ Sơn 2024? Ý nghĩa của lễ hội chọi trâu?
Pháp luật
Festival Thu Hà Nội 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chủ đề Festival Thu Hà Nội 2024 là gì?
Pháp luật
Muốn tổ chức lễ hội cấp khu vực thì phải đăng ký với cơ quan nào? Hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội quy mô cấp khu vực được tiếp nhận theo trình tự ra sao?
Pháp luật
Ban tổ chức lễ hội phải có trách nhiệm tuyên truyền giới thiệu về giá trị của lễ hội đúng không?
Pháp luật
Thông điệp Phật Đản 2023? Diễn văn Phật Đản 2023? Mặc hở hang khi tham gia lễ Phật Đản 2023 có bị phạt không?
Pháp luật
Lễ Phật Đản 2023 vào ngày nào? Cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội vào ngày này cần lưu ý những điều gì?
Pháp luật
Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện không?
Pháp luật
Người bán hàng chèo kéo khách ở khu vực lễ hội thì có vi phạm không? Nếu vi phạm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mặc áo quần phản cảm đi chùa được không? Người mặc áo quần phản cảm đi chùa tham gia lễ hội thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức lễ hội
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,534 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức lễ hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức lễ hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào