Những đối tượng nào bị lùi lịch chi trả lương hưu tháng 03/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh? Lịch chi trả lương hưu tháng 3 cụ thể như thế nào?
Những đối tượng nào bị lùi lịch chi trả lương hưu tháng 03/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh? Lịch chi trả lương hưu tháng 3 cụ thể như thế nào?
Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH 2019 của BHXH Việt Nam về ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng.
Theo đó, ngày 23-2, cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM có thông báo về lịch trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 3-2024 như sau:
Vì lý do ngày 2/3/2024 nhằm ngày thứ Bảy nên lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 3/2024 như sau:
- Tổ chức chi trả bằng hình thức tiền mặt sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 2/3/2024 đến ngày 25/3/2024.
- Đối với hình thức chi trả không dùng tiền mặt:
+ Bưu điện TP.HCM chuyển tiền vào tài khoản người hưởng ngày 2/3/2024.
+ Đối với người hưởng có tài khoản nhận lương hưu tại các Ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì Bưu điện TP.HCM sẽ chuyển tiền vào tài khoản người hưởng trong ngày 4/3/2024 (thứ Hai).
Như vậy, đối với những đối tượng sử dụng tài khoản nhận lương hưu tại các ngân hàng:
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Á Châu
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Bưu điện TP.HCM sẽ chuyển tiền vào tài khoản người hưởng trong ngày 4/3/2024 (thứ Hai).
Theo cơ quan BHXH TP.HCM thì nguyên nhân do các ngân hàng trên không làm việc vào ngày thứ Bảy.
>>> Xem thêm: Mẫu 23-HSB Thông báo về việc chi trả lương hưu TẢI VỀ
Những đối tượng nào bị lùi lịch chi trả lương hưu tháng 03/2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh? Lịch chi trả lương hưu tháng 3 cụ thể như thế nào? (Hình từ internet)
Cách tính lương hưu hằng tháng hiện nay được quy định như thế nào?
Hiện nay, cách tính lương hưu được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Năm nghỉ hưu | Tỷ lệ hưởng lương hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng | Tỷ lệ cộng thêm |
Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 | 45% | 15 năm | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. |
Từ ngày 01/01/2018 trở đi | 45% | - Lao động nữ: 15 năm - Lao động nam: + 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018; + 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019; + 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020; +19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021; + 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. |
Trong đó:
- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...
Theo đó, cách tính lương hưu hiện nay được quy định như trên. Tuy nhiên, từ ngày 01/07/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, cách tính lương hưu như hiện nay có thay đổi hay không vẫn phải chờ Chính phủ có văn bản quy định chi tiết.
Cơ quan nào có trách nhiệm chi trả lương hưu tháng 3/2024?
Căn cứ vào Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.
Theo đó, đối tượng hưởng lương hưu ở địa phương nào thì cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương đó sẽ có trách nhiệm chi trả lương hưu tháng 3/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?