Những cơ quan nào được xem là cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
- Những cơ quan nào được xem là cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông có bắt buộc phải nộp lên cơ quan tham mưu trước khi gửi đến Bộ trưởng?
- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ có những nhiệm vụ gì?
Những cơ quan nào được xem là cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 20 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Cơ quan tham mưu trình
...
2. Cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các Vụ, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Trung tâm Công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là cơ quan tham mưu trình) được phân công theo quy định sau đây:
a) Vụ Pháp chế: dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác do Lãnh đạo Bộ giao;
b) Vụ Kế hoạch - Đầu tư: văn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, công tác kế hoạch đầu tư, thống kê, xuất nhập khẩu; định mức kinh tế - kỹ thuật về thống kê, chiến lược, quy hoạch trong ngành Giao thông vận tải; về thu hút đầu tư và đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong giai đoạn chủ trương đầu tư;
c) Vụ Tổ chức cán bộ: văn bản quy phạm pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, các tổ chức trực thuộc Bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và nguồn nhân lực; lao động, tiền lương và chế độ, chính sách đối với người lao động; công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Giao thông vận tải;
d) Vụ Vận tải: văn bản quy phạm pháp luật về vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, hợp tác xã, an ninh và an toàn giao thông trong ngành giao thông vận tải; định mức kinh tế - kỹ thuật về vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải; về đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng lái, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải;
đ) Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông: văn bản quy phạm pháp luật quy định việc quản lý, bảo trì, bảo vệ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông trong phạm vi cả nước; định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo thẩm quyền; về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải;
e) Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường: văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; các định mức kinh tế - kỹ thuật trừ các định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ, điểm m, điểm n khoản này;
g) Vụ Tài chính: văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, tài sản, thuế, phí, lệ phí, giá dịch vụ sử dụng đường bộ;
h) Vụ Hợp tác quốc tế: văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong ngành Giao thông vận tải;
i) Vụ Quản lý doanh nghiệp: văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp liên quan đến ngành Giao thông vận tải;
k) Thanh tra Bộ: văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nội bộ trong ngành Giao thông vận tải;
l) Văn phòng Bộ: văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, văn thư, lưu trữ;
m) Cục Quản lý đầu tư xây dựng: văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về quản lý đầu tư, xây dựng trong bước lập dự án đầu tư (trừ dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài) và giai đoạn thực hiện dự án; định mức dự toán cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành giao thông (trừ định mức công nghệ mới, vật liệu mới; định mức bảo trì);
n) Cục Đường cao tốc Việt Nam: văn bản quy phạm phạm luật về đầu tư, xây dựng, huy động nguồn lực và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc; định mức kinh tế - kỹ thuật về đường bộ cao tốc khi được Bộ trưởng giao;
o) Trung tâm Công nghệ thông tin: văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin trong ngành Giao thông vận tải.
Theo như quy định trên thì các Vụ, Cục quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đường cao tốc Việt Nam,Trung tâm công nghệ thông tin là những cơ quan tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Những cơ quan nào được xem là cơ quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông có bắt buộc phải nộp lên cơ quan tham mưu trước khi gửi đến Bộ trưởng?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Cơ quan tham mưu trình
1. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thông qua các cơ quan tham mưu được phân công để trình Bộ trưởng.
Theo đó, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo hoặc ban hành phải được trình lên cơ quan tham mưu thông qua trước khi được phân công trình đến Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành, soạn thảo như sau:
- Tổ chức xây dựng đề cương (đối với xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc thay thế), dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.
- Tổ chức lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành và hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan bằng văn bản, thư điện tử hoặc các hình thức phù hợp khác và đăng tải dự án, dự thảo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
- Báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có).
- Báo cáo tiến độ soạn thảo.
- Trình Bộ đề cương chi tiết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có).
- Trình Bộ dự thảo văn bản.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản được ký ban hành hoặc thông qua.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?