Những chính sách mới từ 01/7/2023 về lắp camera hành trình ô tô, dán nhãn năng lượng, đấu giá biển số cần lưu ý để áp dụng cho đúng?
- Từ 01/7/2023, một số chính sách mới có hiệu lực về lắp camera hành trình ô tô, dán nhãn năng lượng, đấu giá biển số cần lưu ý để áp dụng cho đúng?
- Từ 01/7/2023, chính sách mới có hiệu lực về lắp camera hành trình ô tô được quy định như thế nào?
- Từ 01/7/2023, chính sách mới có hiệu lực về đấu giá biển số cần lưu ý những điều gì?
- Từ 01/7/2023, chính sách mới có hiệu lực về dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?
Từ 01/7/2023, một số chính sách mới có hiệu lực về lắp camera hành trình ô tô, dán nhãn năng lượng, đấu giá biển số cần lưu ý để áp dụng cho đúng?
Cụ thể, từ 01/7/2023, một số chính sách mới có hiệu lực về lắp camera hành trình ô tô, dán nhãn năng lượng, đấu giá biển số cần lưu ý để áp dụng cho đúng gồm:
- Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Nghị quyết 73/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe tô tô
- Thông tư 48/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện
Những chính sách mới từ 01/7/2023 về lắp camera hành trình ô tô, dán nhãn năng lượng, đấu giá biển số cần lưu ý để áp dụng cho đúng? (Hình internet)
Từ 01/7/2023, chính sách mới có hiệu lực về lắp camera hành trình ô tô được quy định như thế nào?
Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Chính phủ ban hành ngày 19/07/2022. Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, như sau:
...
12. Bổ sung khoản 8 Điều 34 như sau:
"8. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.".
Như vậy, tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định kể từ ngày 01/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Những xe kinh doanh vận tải buộc phải lắp camera hành trình gồm:
+ Ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên (theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
+ Ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo (theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP).
Từ 01/7/2023, chính sách mới có hiệu lực về đấu giá biển số cần lưu ý những điều gì?
Nghị quyết 73/2022/QH15 do Quốc hội ban hành ngày 15/11/2022 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô chính thức có hiệu lực từ 01/7/2023.
Nghị quyết này quy định thí điểm đấu giá biển số xe ô tô bao gồm: biển số xe ô tô đưa ra đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản; giá khởi điểm, tiền đặt trước, bước giá, tiền thu được từ đấu giá; hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục đấu giá; đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá; quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe ô tô (Điều 1 Nghị quyết 73/2022/QH15)
- Biển số xe ô tô đưa ra đấu giá là biển số xe ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen, trừ biển số cấp cho xe ô tô của doanh nghiệp quân đội làm kinh tế, xe ô tô của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài, xe ô tô của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và người nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức nước ngoài và quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 73/2022/QH15)
- Quy định về Giá khởi điểm, tiền đặt trước, bước giá, tiền thu được từ đấu giá biển số xe ô tô tại Điều 3 Nghị quyết 73/2022/QH15 như sau:
Giá khởi điểm, tiền đặt trước, bước giá, tiền thu được từ đấu giá biển số xe ô tô
1. Giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá là 40.000.000 đồng.
2. Tiền đặt trước bằng giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá.
3. Bước giá là 5.000.000 đồng.
4. Số tiền thu được từ đấu giá biển số xe ô tô sau khi trừ các khoản chi phí tổ chức đấu giá được nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy, giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá là 40 triệu đồng. Tiền đặt trước bằng giá khởi điểm của một biển số xe ô tô đưa ra đấu giá. Bước giá là 5 triệu đồng.
- Quy định về Hình thức đấu giá tại Điều 4 Nghị quyết 73/2022/QH15 như sau:
Hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục đấu giá biển số xe ô tô
1. Hình thức đấu giá là đấu giá trực tuyến.
2. Phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đấu giá biển số xe ô tô.
Như vậy, hình thức đấu giá là đấu giá trực tuyến. phương thức đấu giá là phương thức trả giá lên.
Từ 01/7/2023, chính sách mới có hiệu lực về dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?
Thông tư 48/2022/TT-BGTVT hướng dẫn về dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 30/12/2023
- Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về việc dán nhãn năng lượng đối với xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, kể cả người lái xe (xe ô tô con), xe mô tô, xe gắn máy sử dụng điện và hybrid điện, bao gồm: xe ô tô con hybrid điện, xe ô tô con thuần điện, xe mô tô hybrid điện, xe mô tô thuần điện và xe gắn máy thuần điện (xe) được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời, hoàn toàn mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng.(căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 48/2022/TT-BGTVT)
- Đối tượng là cơ sở sản xuất, lắp ráp, tổ chức, cá nhân nhập khẩu xe và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc dán nhãn năng lượng xe (Điều 2 Thông tư 48/2022/TT-BGTVT)
- Thông tư cũng quy định tại Điều 9 Thông tư 48/2022/TT-BGTVT về vị trí dán nhãn năng lượng. Cụ thể:
+ Đối với xe ô tô con thuần điện và xe ô tô con hybrid điện nạp điện ngoài, nhãn năng lượng phải được dán bên trong xe, phía người lái, ở cửa kính bên cố định phía sau hoặc kính chắn gió phía sau, tại vị trí dễ quan sát nhìn từ bên ngoài xe.
+ Đối với trường hợp khó quan sát khi dán bên trong xe thì được phép dán bên ngoài xe tại vị trí dễ quan sát.
+ Đối với xe gắn máy thuần điện, xe mô tô thuần điện và xe mô tô hybrid điện, nhãn năng lượng phải được dán tại vị trí dễ quan sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?