Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào?

Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào?

Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn như sau:

(1) Thông tin về thuyền viên

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);

- Chức danh thuyền viên trên phương tiện: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy;

- Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định của pháp luật hay không;

- Số, hạng, thời hạn, nơi đào tạo, cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên;

- Khi xảy ra tai nạn: thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc sử dụng chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng hay không;

- Sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, thuyền viên:ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.

(2) Người lái phương tiện

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);

- Có hay không giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng theo quy định;

- Sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, người lái phương tiện: ở lại hiện trường, rời khỏi hiện trường, bỏ trốn khỏi hiện trường.

(3) Thông tin về người bị nạn

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (áp dụng đối với người nước ngoài), nơi cư trú, giới tính (nam, nữ), quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số điện thoại (nếu có);

- Là thuyền viên, người lái phương tiện, người trên phương tiện (nhân viên phục vụ và hành khách), người bơi dưới nước, người có liên quan bị chết, mất tích, bị thương tích (tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể) trong vụ tai nạn giao thông.

Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào?

Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa gồm những gì?

Căn cứ Điều 23 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định về nhóm chỉ tiêu thống kê về phương tiện giao thông đường thủy nội địa như sau:

Nhóm chỉ tiêu về phương tiện giao thông đường thủy nội địa bao gồm cả phương tiện gây ra và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông

(1) Các loại phương tiện

- Phương tiện mang cấp VR-SB;

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn (chở hàng hay chở khách), phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa (chở hàng hay chở khách), phương tiện có sức chở trên 12 người (có động cơ hay không có động cơ);

- Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa (chở hàng hay chở khách) hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;

- Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn (chở hàng hay chở khách) hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;

- Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người;

- Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người;

- Bè hoặc các cấu trúc nổi khác;

- Phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

- Tàu thể thao và vui chơi giải trí, thuyền thể thao và vui chơi giải trí;

- Tàu biển, tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

(2) Điều kiện phương tiện trước khi xảy ra tai nạn giao thông

- Đăng ký phương tiện (nếu có): có hay không, số chứng nhận đăng ký, biển số đăng ký, nhãn hiệu, số loại, tên chủ phương tiện (cá nhân hoặc tổ chức), địa chỉ đăng ký;

- Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận kiểm định, đơn vị kiểm định, hạn kiểm định, chu kỳ kiểm định, năm sản xuất, thời gian hoạt động (nếu có);

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện (nếu có): có hay không, số giấy chứng nhận, thời hạn bảo hiểm;

- Số người thực tế chở trên phương tiện; hàng hóa chở trên phương tiện (nếu có), loại hàng hóa, khối lượng, kích thước;

- Điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện (hệ thống lái, hệ thống truyền lực, hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu và các trang thiết bị an toàn khác) có được bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ hay không.

(3) Tình trạng của phương tiện sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa: phương tiện còn di chuyển được, phương tiện mất chủ động, phương tiện chìm đắm; bị cháy, nổ.

Các hành vi nào bị cấm trong giao thông đường thủy nội địa?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong giao thông đường thủy nội địa bao gồm:

- Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.

- Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.

- Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

- Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.

- Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.Bổ sung

- Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa.

- Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.

- Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.

- Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở hoặc sử dụng chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.

- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.

- Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.

- Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.

- Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.

Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Chỉ tiêu thống kê về tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhóm chỉ tiêu thống kê thông tin về thuyền viên, người lái phương tiện và người bị nạn theo Thông tư 26 như thế nào?
Pháp luật
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi nào?
Pháp luật
Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Có cần cập nhật thông tin vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Việc xác định tung tích nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Để bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông phải thực hiện những hoạt động gì?
Pháp luật
Khi điều tra về vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì việc ghi lời khai của thuyền viên phương tiện liên quan đến vụ tai nạn được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát giao thông thực hiện những hoạt động cứu nạn cứu hộ nào?
Pháp luật
Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường thủy nội địa làm chết nhiều người thì người nhận tin báo có trách nhiệm báo cáo với ai?
Pháp luật
Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn giao thông đường thủy nội địa thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông đường thủy nội địa
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
20 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào