Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024?
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024 thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024 như sau:
(1) Chấp hành sự phân công, hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
(2) Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Kiểm toán nhà nước để đảm bảo đưa ra các kết luận, kiến nghị khả thi, đúng quy định của pháp luật;
(3) Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc theo quy định của Kiểm toán nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
(4) Tham gia lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán, lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của Kiểm toán viên và tổng hợp kết quả kiểm toán để lập biên bản kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Tổ kiểm toán; tham gia hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán, sắp xếp, số hóa, tạo lập hồ sơ của Tổ kiểm toán để lưu trữ theo quy định;
(5) Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán;
(6) Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
(7) Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024 như sau:
(1) Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
(2) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;
(3) Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Khi thực hiện kiểm toán, được quyền truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của đơn vị được kiểm toán theo ủy quyền bằng văn bản của Trưởng Đoàn kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
(4) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; trường hợp Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;
(5) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
(6) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
(7) Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán có hiệu quả;
(8) Được pháp luật bảo vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 quy định nhiệm trách nhiệm của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước từ 20/8/2024 như sau:
(1) Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra và chịu trách nhiệm về ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
(2) Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước;
(3) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đúng đắn của các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán;
(4) Chịu trách nhiệm về việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo thẩm quyền;
(5) Thu thập bằng chứng kiểm toán, ghi nhận và lưu giữ tài liệu làm việc của thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
(6) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
(7) Khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc trang phục ngành kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước, xuất trình và đeo thẻ Kiểm toán viên nhà nước;
(8) Chịu trách nhiệm về ý kiến bảo lưu của mình trước Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
(9) Báo cáo kịp thời, đầy đủ với Tổ trưởng Tổ kiểm toán và Trưởng Đoàn kiểm toán khi phát hiện có trường hợp vi phạm các quy định tại Điều 7 và quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN năm 2024 và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước;
(10) Thực hiện nghiêm Quy chế này, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước;
(11) Thực hiện đúng quyết định kiểm toán, kế hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết của Tổ kiểm toán đã được phê duyệt;
(12) Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nêu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
(13) Báo cáo Tổ trưởng Tổ kiểm toán bằng văn bản về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
(14) Nghiên cứu tài liệu, dự thảo văn bản về nội dung kiến nghị, khiếu nại, khởi kiện của đơn vị được kiểm toán và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024? Bài phát biểu ngày đại đoàn kết khu dân cư của lãnh đạo?
- Lời chúc ngày 20 11 dành cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa? Phụ huynh học sinh có được tặng quà cho cô giáo mầm non nhân ngày 20 11?