Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP gồm những nội dung gì?
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP gồm những nội dung gì?
Căn cứ Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
4. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân và của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã;
b) Giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản và giải quyết công việc của Thường trực Hội đồng nhân dân khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân ủy nhiệm;
c) Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;
d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên theo sự phân công và ủy nhiệm của chủ thể có thẩm quyền.
Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP gồm những nội dung gì?
Để làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã được xác định theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Cụ thể:
- Đối với tiêu chuẩn chung, Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
2. Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.
Theo đó, tiêu chung của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã được thực hiện theo quy định hiện hành.
- Đối với tiêu chuẩn theo chức vụ, căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Theo đó, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tuổi, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị theo nội dung quy định được trích dẫn nêu trên.
Đồng thời, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Theo đó, hệ số phụ cấp chức vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là 0.2.
Theo đó, khi tính phụ cấp sẽ lấy 0.2 nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?