Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nào?

Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nào? - Câu hỏi của chị K,D (Bình Định)

Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nào?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống như sau:

Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm vượt quá khối lượng hoặc không đúng kích cỡ đã được cấp phép;
b) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng mục đích sử dụng hoặc thời hạn của giấy phép;
c) Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu hoặc cửa khẩu nhập khẩu ghi trong giấy phép;
d) Nuôi giữ không đúng địa chỉ theo giấy phép đối với thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm;
đ) Sử dụng dụng cụ, thiết bị lưu giữ thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm không đúng Kế hoạch kiểm soát;
e) Không tuân thủ biện pháp quản lý rủi ro tại kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi nhập khẩu thủy sản về làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi để mỗi loài thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm thoát ra môi trường tự nhiên hoặc phát tán, phóng sinh hoặc cho sinh sản trái phép đối với thủy sản sống nhập khẩu thủy sản về làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí hoặc trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Theo đó, các hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20/5/2024 gồm:

- Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm vượt quá khối lượng hoặc không đúng kích cỡ đã được cấp phép;

- Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng mục đích sử dụng hoặc thời hạn của giấy phép;

- Nhập khẩu thủy sản sống về làm thực phẩm không đúng nhà xuất khẩu hoặc quốc gia xuất khẩu hoặc cửa khẩu nhập khẩu ghi trong giấy phép;

- Nuôi giữ không đúng địa chỉ theo giấy phép đối với thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm;

- Sử dụng dụng cụ, thiết bị lưu giữ thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm không đúng Kế hoạch kiểm soát;

- Không tuân thủ biện pháp quản lý rủi ro tại kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc phương án xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sau khi nhập khẩu thủy sản về làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.

- Để mỗi loài thủy sản sống nhập khẩu về làm thực phẩm thoát ra môi trường tự nhiên hoặc phát tán, phóng sinh hoặc cho sinh sản trái phép đối với thủy sản sống nhập khẩu thủy sản về làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học.

- Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí hoặc trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

- Xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nào?

Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Mức xử phạt đối với các hành vi trên ra sao?

Theo Điều 18 Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với các hành vi trên dao động từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm. Tổ chức có các hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống tương ứng có thể bị phạt lên đến 100.000.000 đồng (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).

Mức xử phạt trên bổ sung thêm mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một số hành vi vi phạm được quy định mới. Hiện hành, việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống được quy định tại Điều 18 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, Nghị định 38/2024/NĐ-CP còn quy định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống như sau:

Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất lô thủy sản sống, trường hợp không tái xuất được thì buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc tái xuất lô thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm, trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc vây bắt, tiêu diệt loài thủy sản sống bị thoát ra môi trường tự nhiên hoặc thủy sản được cho sinh sản trái phép từ loài thủy sản sống đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản có trách nhiệm gì?

Căn cứ tại Điều 70b Nghị định 26/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản như sau:

- Có trách nhiệm báo cáo với cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản lượng thực tế, thành phần loài nhập khẩu sau khi phân loại với nội dung đã khai báo theo Mẫu số 23 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP và bản sao tờ khai hải quan đã thông quan trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu bốc dỡ tại cảng;

- Cung cấp hồ sơ theo thông tin đã khai báo tại Mẫu số 25 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP cho cơ quan thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thanh kiểm tra theo khoản 2 Điều 70a Nghị định 26/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khỏan 35 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP khi có yêu cầu;

- Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình giám sát phân loại tại kho bảo quản.

Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.

Nhập khẩu thủy sản sống
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống có thể bị phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi nào?
Pháp luật
Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì cần phải xin phép cơ quan nào?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu thủy sản sống mới nhất? Thời hạn cấp lại là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu mới nhất hiện nay? Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống có gồm Kế hoạch này không?
Pháp luật
Loại thủy sản sống nào khi nhập khẩu cần phải đánh giá rủi ro? Hội đồng đánh giá rủi ro thủy sản sống nhập khẩu có mấy người?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro là gì?
Pháp luật
Nhập khẩu thủy sản sống (cá cảnh) có phải đánh giá rủi ro không? Trình tự thủ tục nhập khẩu cá cảnh vào Việt Nam?
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép loài thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì có bị buộc tái xuất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu thủy sản sống
734 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu thủy sản sống

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhập khẩu thủy sản sống

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào