Nhập khẩu thiết bị y tế thì áp dụng thuế giá trị gia tăng như thế nào? Nhập khẩu thiết bị y tế phải chịu những loại thuế nào?
Nhập khẩu thiết bị y tế thì áp dụng thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Trước những vướng mắt trong việc áp dụng thuế giá trị gia tăng trong nhập khẩu trang thiết bị y tế thì vừa qua ngày 15 tháng 9 năm 2022 Tổng cục Hải quan vừa ban hành Công văn 3830/TCHQ-TXNK năm 2022 giải đáp về việc áp dụng thuế GTGT đối với nhập khẩu trang thiết bị y tế như sau:
Thứ nhất, trang thiết bị y tế được quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Thuế suất 5%
...
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai và các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.
Thứ hai, khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam quy định:
Hướng dẫn chung về áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế giá trị gia tăng
...
5. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế GTGT thì Trường hợp hàng hóa là thiết bị y tế được quy định cụ thể áp dụng thuế suất khác (thuế suất 5% theo quy định của Thông tư 26/2015/TT-BTC) thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật đó, tuy nhiên các thiết bị, dụng cụ y tế quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 83/2014/TT-BTC thì áp dụng thuế suất theo Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư.
Ví dụ, Trong Biểu thuế giá trị gia tăng có ghi mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của xe cứu thương lưu động là 10% theo Biểu thuế giá trị gia tăng nhưng nếu xe cứu thương phục vụ quốc phòng, an ninh sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 18 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Nhập khẩu thiết bị y tế thì áp dụng thuế giá trị gia tăng như thế nào? Nhập khẩu thiết bị y tế phải chịu những loại thuế nào? (Hình từ Internet)
Nhập khẩu thiết bị y tế phải chịu những loại thuế nào?
Khi nhập khẩu thiết bị y tế cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế VAT dao động từ 5% – 10%. Trong đó, những loại thiết bị đáp ứng đủ điều kiện do Nhà nước quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 của Thông tư 219/2013/TT-BTC được hưởng chế độ nộp thuế VAT 5%. Còn lại các mặt hàng thiết bị y tế thông thường áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tại các quốc gia thuộc khối hiệp định thương mại tự do cùng Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Cụ thể mức thuế ưu đãi dành cho trang thiết bị y tế dao động từ 0% – 25%.
Hồ sơ nhập khẩu đối với thiết bị y tế gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế như sau:
Giấy phép nhập khẩu
1. Các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu:
...
e) Trang thiết bị y tế đã qua sử dụng:
- Nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị);
- Tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy).
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính.
Tuy nhiên, đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì hồ sơ hải quan để nhập khẩu thiết bị y tế sẽ dựa trên sự phân loại nhóm trang thiết bị y tế.
Trang thiết bị y tế được phân loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2021/NĐ-CP như sau:
- Trang thiết bị y tế thuộc loại A có mức độ rủi ro thấp sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu hoặc giấy tờ chứng minh kết quả phân loại trang thiết bị y tế thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế; Giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành (nếu đơn vị nhập khẩu không phải là chủ sở hữu số lưu hành).
- Trang thiết bị y tế thuộc loại B có mức độ rủi ro trung bình thấp sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế
- Trang thiết bị y tế thuộc loại C có mức độ rủi ro trung bình cao sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế.
- Trang thiết bị y tế thuộc loại D mức độ rủi ro cao sẽ bổ sung thêm tài liệu gồm Giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế theo Thông tư 30/2015/TT-BYT; Bản phân loại trang thiết bị y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?