Nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm dẫn đến không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư xử lý ra sao?
Nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm dẫn đến không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư xử lý ra sao?
Xem thêm: Tổng hợp Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật đấu thầu mới nhất
Căn cứ theo khoản 20 Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn chủ đầu tư xử lý trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, người có thẩm quyền quyết định không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi có bằng chứng nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu 2023 hoặc nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
- Tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu và thu hồi các khoản tạm ứng (nếu có);
- Thanh toán cho nhà thầu các phần công việc mà nhà thầu đã thực hiện, được nghiệm thu theo quy định trong hợp đồng;
- Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu;
Đối với nhà thầu liên danh mà chỉ có thành viên trong liên danh vi phạm và bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì thành viên liên danh còn lại không bị coi là không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu;
- Đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, đồng thời gửi quyết định chấm dứt hợp đồng và các tài liệu, văn bản xử lý vi phạm khác (nếu có) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;
- Sau khi chấm dứt hợp đồng với nhà thầu trúng thầu trước đó, phần công việc chưa thực hiện được chỉ định thầu cho nhà thầu xếp thứ hai trong danh sách xếp hạng, trường hợp nhà thầu xếp thứ hai không chấp nhận ký hợp đồng thì chủ đầu tư chỉ định nhà thầu khác hoặc tách phần công việc chưa thực hiện thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết có thể xem xét, phê duyệt lại giá gói thầu đối với phần công việc chưa thực hiện để tổ chức đấu thầu.
Trường hợp áp dụng chỉ định thầu, giá trị phần công việc chưa thực hiện được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần công việc đã thực hiện trước đó.
Như vậy, khi nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm hoặc vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu và không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư có thể chỉ định nhà thầu tiếp theo hoặc tách phần công việc chưa thực hiện thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu hay đình chỉ thầu.
Nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm điều cấm dẫn đến không được công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Việc xử lý tình huống phát sinh trong hoạt động đấu thầu phải đảm bảo nội dung gì?
Theo Điều 88 Luật Đấu thầu 2023 quy khi định xử lý tình huống trong hoạt động đấu thầu thì người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải đảm bảo những nội dung sau:
- Trường hợp phát sinh tình huống chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung khác trong hoạt động đấu thầu, người có thẩm quyền, chủ đầu tư quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xử lý tình huống theo nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
- Việc xử lý tình huống phải căn cứ vào:
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
+ Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
+ Hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn;
+ Tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh doanh.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu là gì?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu như sau:
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
- Thông thầu
- Gian lận trong đấu thầu
- Cản trở đấu thầu
- Không bảo đảm công bằng, minh bạch
- Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quy định tại điểm b khoản 8 và điểm g khoản 9 Điều 77, khoản 11 Điều 78, điểm h khoản 1 Điều 79, khoản 4 Điều 80, khoản 4 Điều 81, khoản 2 Điều 82, điểm b khoản 4 Điều 93 của Luật Đấu thầu 2023
- Chuyển nhượng thầu trong trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi chưa xác định được nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đấu thầu 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những câu danh ngôn hay trong ngày 20 11 nói về tình thầy trò? Trong ngày 20 11 các trường học có vai trò như thế nào?
- Ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Người trong nghề Nhà giáo được nghỉ ngày 20 tháng 11 bằng cách nào?
- Lời chúc dành cho cha ngày 19 11? Ngày Quốc tế Nam giới có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Tổ chức kinh doanh có phải công khai hợp đồng theo mẫu bằng hình thức niêm yết tại địa điểm kinh doanh không?
- Phiếu bầu cử trong Đảng được xem là hợp lệ khi nào? Nội dung phiếu bầu cử trong Đảng gồm những gì?