Nhà sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm bao bì nào thì phải trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải?

Tôi làm trong mảnh xuất nhập khẩu bao bì. Hiện nay tôi có được thông báo rằng phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ xử lý chất thải. Tôi muốn hỏi, có đúng là tôi phải đóng tiền như thông báo hay không? Và nếu đúng thì tôi phải thực hiện theo trình tự như thế nào? Tôi cảm ơn!

Nhà sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm bao bì nào thì phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải?

Theo khoản 1 Điều 83 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì quy định tại Cột 2 Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Nghị định này để đưa ra thị trường Việt Nam có trách nhiệm đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động xử lý chất thải, cụ thể:

- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Pin dùng một lần các loại.

- Tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần.

- Kẹo cao su.

- Thuốc lá.

- Sản phẩm có thành phần nhựa tổng hợp.

- Khay, bát, đũa, ly, cốc, dao, kéo, đũa, thìa, dĩa, ống hút, que khuấy, hộp đựng, màng bọc thực phẩm sử dụng một lần.

- Bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng; bàn chải đánh răng dùng một lần; kem đánh răng dùng một lần; dầu gội, dầu xả dùng một lần; dao cạo râu dùng một lần.

- Quần, áo các loại và phụ kiện.

- Đồ da, túi, giày, dép các loại.

- Đồ chơi trẻ em các loại.

- Đồ nội thất các loại.

- Vật liệu xây dựng các loại.

- Túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm.

Trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải

Trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải

Nhà sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm bao bì nào thì không phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải?

Theo khoản 1 Điều 83 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định nhà sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm bao bì nào thì không phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải trong những trường hợp sau:

- Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

"Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó có khả năng tái chế hoặc gây khó khăn cho thu gom, xử lý phải đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này, trừ sản phẩm xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm.
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đóng góp tài chính, vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; mức đóng góp tài chính được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì.
3. Các hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phục vụ hoạt động xử lý chất thải bao gồm:
a) Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân;
b) Nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật, sáng kiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
c) Thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật.
..."

- Nhà sản xuất có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng.

- Nhà nhập khẩu có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ không phải đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải.

Trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải là như thế nào?

Căn cứ Điều 84 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải như sau:

"Điều 84. Trình tự thực hiện đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ xử lý chất thải
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Việc kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải được tính theo khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu của năm liền trước. Nhà sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai.
2. Trước ngày 20 tháng 4 hàng năm, nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc có thể lựa chọn nộp tiền thành hai lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20 tháng 4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20 tháng 10 cùng năm.
3. Trường hợp kê khai khối lượng sản phẩm, bao bì thấp hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp số tiền cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo; trường hợp kê khai lượng sản phẩm, bao bì nhiều hơn thực tế sản xuất đưa ra thị trường hoặc nhập khẩu thì được trừ số tiền đã nộp cho phần chênh lệch trong năm tiếp theo."
Xử lý chất thải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Xử lý chất thải là gì?
Pháp luật
Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về xử lý chất thải khi phẫu thuật để phòng chống lây nhiễm HIV phải không?
Pháp luật
Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải (dùng cho thuốc lá) của nhà sản xuất, nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn kê khai?
Pháp luật
Mẫu Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải dùng cho sản phẩm, hàng hóa có thành phần nhựa tổng hợp?
Pháp luật
Mục tiêu chung kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại Tp.HCM giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030?
Pháp luật
Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bao gồm các nội dung chính nào theo quy định?
Pháp luật
Không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải khi gây ra sự cố môi trường thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khi có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng thì phải làm gì?
Pháp luật
Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Trước khi bắt đầu tiến hành đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt chủ xử lý chất thải phải gửi thông báo tới cơ quan chuyên môn hay không?
Pháp luật
Việc nhận hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải có số tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý chất thải
2,378 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý chất thải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý chất thải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào