Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý vận hành như thế nào theo quy định tại Luật Nhà ở 2023?
Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý vận hành như thế nào theo quy định tại Luật Nhà ở 2023?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 125 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công như sau:
Việc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc tài sản công
...
5. Việc quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công được thực hiện như sau:
a) Do tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích;
b) Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Luật này giao cho đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành nhà ở, đối với nhà chung cư thì đơn vị này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này thực hiện quản lý vận hành; trường hợp không có đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc có đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở nhưng không có đủ điều kiện, năng lực quản lý vận hành thì đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý vận hành.
...
Như vậy theo quy định trên thì nhà ở thuộc tài sản công được quản lý vận hành như sau:
- Việc quản lý vận hành do tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích;
- Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và được giao cho đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành nhà ở, đối với nhà chung cư thì đơn vị này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật Nhà ở 2023 thực hiện quản lý vận hành.
Lưu ý: Nếu trường hợp không có đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc có đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhưng không có đủ điều kiện, năng lực quản lý vận hành thì đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý vận hành.
Nhà ở thuộc tài sản công được quản lý vận hành như thế nào theo quy định tại Luật Nhà ở 2023? (Hình từ internet)
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 126 Luật Nhà ở 2023 quy định về thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công như sau:
- Trường hợp thuê mua, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân hoặc mua bán nhà ở theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 thì hợp đồng được ký kết giữa bên thuê mua, bên mua với cơ quan được giao quản lý nhà ở;
- Trường hợp thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư thì hợp đồng được ký kết giữa người được tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư;
- Trường hợp thuê nhà ở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân thì hợp đồng được ký kết giữa bên thuê với cơ quan được giao quản lý nhà ở hoặc đơn vị quản lý vận hành nhà ở đó;
- Trường hợp là học sinh, sinh viên thì hợp đồng thuê được ký kết giữa bên thuê với cơ sở giáo dục hoặc cơ quan được giao quản lý nhà ở.
Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 126 Luật Nhà ở 2023 quy định về điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở thuộc tài sản công như sau:
- Đối tượng được thuê nhà ở công vụ phải đáp ứng điều kiện về thuê nhà ở công vụ được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Nhà ở 2023;
- Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 8 Điều 78 Luật Nhà ở 2023;
Lưu ý: Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì còn phải thuộc trường hợp chưa được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư.
- Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 78 Luật Nhà ở 2023.
- Đối với đối tượng là học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập thì được thuê nhà ở trong thời gian học tập;
- Đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư phải thuộc trường hợp bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội;
- Đối tượng được thuê hoặc mua nhà ở theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 thì phải đang thực tế sử dụng nhà ở đó, có giấy tờ chứng minh về việc được bố trí, sử dụng nhà ở và có nhu cầu thuê hoặc mua nhà ở này.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Vừa qua, đã có dự thảo đề xuất Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ ngày 01 tháng 08 năm 2024. Nếu Dự thảo được thông qua thì Luật Nhà ở 2023 sẽ có hiệu lực sớm từ 1/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?