Nhà nước sẽ bảo hộ và kịp thời đưa đón công dân, đồng bào Việt Nam ở Ukraina về nước an toàn trong thời chiến sự?
Ngày 08/04/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022. Theo đó, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo, nhất là ảnh hưởng của cuộc xung đột tại U-crai-na; khả năng phục hồi của kinh tế thế giới khó khăn hơn và dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2021, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu và nhiều hàng hóa cơ bản khác tăng cao. Tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp; trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan ngày càng khó lường, tác động ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Trong đó, việc quan tâm đến công dân, đồng bào Việt Nam ở Ukraina được đề cập, cụ thể như sau:
Nhà nước sẽ bảo hộ và kịp thời đưa đón công dân, đồng bào Việt Nam ở Ukraina về nước an toàn trong thời chiến sự?
Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực; đời sống của người dân được bảo đảm; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. Thị trường lao động phục hồi rất nhanh; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động được cải thiện. Hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật và trường học từng bước được mở cửa trở lại gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh. Quốc phòng, an ninh, độc lập, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của đất nước trên trường quốc tế; làm tốt công tác bảo hộ công dân, kịp thời tổ chức đón đồng bào tại vùng chiến sự U-crai-na về nước bảo đảm chu đáo, an toàn. Niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế vào tiến trình mở cửa, phục hồi của nền kinh tế vào sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước được củng cố và tăng lên.
Nhà nước sẽ bảo hộ và kịp thời đưa đón công dân, đồng bào Việt Nam ở Ukraina về nước an toàn trong thời chiến sự?
Nhiệm vụ chung của Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao về tình hình chiến sự tại U-crai-na?
Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường công tác nắm tình hình thế giới, khu vực nhất là tình hình chiến sự tại U-crai-na, tình hình biển Đông, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước những chủ trương, biện pháp ứng phó phù hợp. Tích cực làm tốt công tác phòng ngừa, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trong đó có hoạt động xuất nhập cảnh gắn với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Nhiệm vụ riêng của Bộ Ngoại giao về tình hình chiến sự tại U-crai-na?
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan:
- Tổ chức chu đáo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại cấp cao theo Chương trình năm 2022 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, văn hóa; ngoại giao vắc-xin, ngoại giao y tế; thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế về ứng phó với dịch bệnh và biến đổi khí hậu;
- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thế giới và khu vực, trong đó có tình hình U-crai-na để chủ động xử lý theo thẩm quyền những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình, trong đó lưu ý thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, công dân tại khu vực chiến sự tại U-crai-na.
Cụ thể, theo Công điện 201/CĐ-TTg năm 2022 thì Bộ Ngoại giao còn có nhiệm vụ:
- Xây dựng Phương án đảm bảo an ninh, an toàn; sơ tán công dân và thành viên cơ quan đại diện khi cần thiết và triển khai hỗ trợ về nơi ở, lương thực, thực phẩm thiết yếu và các điều kiện cần thiết khác.
- Chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại U-crai-na và các nước lân cận lập danh sách công dân Việt Nam đang ở trong khu vực chiến sự, tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ, nhanh chóng đưa công dân rời khỏi các khu vực nguy hiểm, lánh nạn ở các nước láng giềng khi cần thiết và có phương án đưa những người có nhu cầu về Việt Nam theo đề nghị.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, đề nghị liên hệ theo đường dây nóng bảo hộ công dân: Đại sứ quán Việt Nam tại U-crai-na (+380 (63) 8638999); Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga (+79916821617) hoặc Bộ Ngoại giao (+84 965411118; +84 981848484; Email: baohocongdan@gmail.com).
- Trao đổi với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân đạo đề nghị hỗ trợ công dân Việt Nam trong trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?