Nhà biệt thự được phân loại ra sao theo quy định tại Luật Nhà ở 2023? Nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự?
Quy định về phân loại, quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự mới nhất theo Luật Nhà ở 2023?
Theo hướng dẫn mới nhất tại Điều 123 Luật Nhà ở 2023 có quy định về phân loại, quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự.
Phân loại nhà biệt thự
Nhà biệt thự được phân thành 03 nhóm sau đây:
Nhóm 1
Nhà biệt thự nhóm một là nhà biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; nhà biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2023 xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Nhóm 2
Nhà biệt thự nhóm hai là nhà biệt thự không thuộc trường hợp nhóm 1 nhưng có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử do hội đồng quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2023 xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Nhóm 3
Nhà biệt thự nhóm ba là nhà biệt thự không thuộc nhóm 1 và nhóm 2
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự
Việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Nhà biệt thự phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc và pháp luật về xây dựng; trường hợp có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Đối với nhà biệt thự nhóm một phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bao gồm cả hình dáng kiến trúc; cấu trúc bên trong; mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;
- Đối với nhà biệt thự nhóm hai phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.
Quy định về phân loại, quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự mới nhất theo Luật Nhà ở 2023?
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà biệt thự tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 có quy định:
Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 của Luật này chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
2. Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định yêu cầu về khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiêu chí quy đổi quy mô về dân số tương đương một phường, số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu, việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở và việc quản lý, sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, đối với nhà biệt thự thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường, tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
Quyền sở hữu nhà ở được xác lập khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Nhà ở 2023 có đề ra các thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở cụ thể như sau:
(1) Trường hợp trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đã hoàn thành việc xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(2) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở mà không thuộc trường hợp (4) thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(3) Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở là thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi đã nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(4) Trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở giữa chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở với người mua, người thuê mua thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Giao dịch về nhà ở thuộc trường hợp (2) (3) (4) phải tuân thủ điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định Luật Nhà ở 2023.
(5) Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
(6) Trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?