Nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định ra sao? Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN?
Nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế làm việc của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3022/QĐ-CHK năm 2024, nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định như sau:
- Cục HKVN làm việc theo chế độ Thủ trưởng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Cục trưởng chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của Cục trưởng, kể cả khi đã phân công hoặc ủy quyền cho Phó Cục trưởng. Mọi hoạt động của Cục HKVN, Lãnh đạo Cục HKVN và Lãnh đạo cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ GTVT), Cục HKVN.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân, mỗi việc chỉ có một cơ quan, đơn vị; một cá nhân chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được phân công công việc phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công kể cả khi đã phân công cho cấp phó của mình.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước Lãnh đạo Cục HKVN.
- Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và Quy chế làm việc của Bộ GTVT, Cục HKVN, trừ trường hợp có yêu cầu đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên.
- Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định; cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
- Công khai, minh bạch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, chỉ đạo, điều hành và giải quyết công việc của Cục HKVN và các cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN.
>> Trách nhiệm của Cảng vụ Cục Hàng không Việt Nam trong thiết lập, triển khai A-CDM là gì?
Nguyên tắc làm việc Cục Hàng không Việt Nam được quy định ra sao? Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN?
Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN như thế nào?
Cách thức giải quyết công việc của Lãnh đạo Cục HKVN theo quy định tại Điều 4 Quy chế làm việc của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3022/QĐ-CHK năm 2024 như sau:
(1) Lãnh đạo Cục HKVN xem xét, giải quyết công việc trên cơ sở “Hồ sơ trình giải quyết công việc” của cơ quan và công văn, hồ sơ, tài liệu trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan được chuyển đến theo quy định tại Quy chế hiện hành về công tác văn thư và lưu trữ của Cục HKVN.
Đối với những vấn đề quan trọng, cần thiết mà chưa xử lý được trên cơ sở hồ sơ trình, Lãnh đạo Cục HKVN chủ trì họp, làm việc với lãnh đạo các cơ quan, tổ chức liên quan để tham khảo ý kiến trước khi giải quyết.
Đối với những vấn đề Lãnh đạo Cục HKVN đã chỉ đạo về chủ trương, cách thức giải quyết nhưng văn bản, hồ sơ trình của cơ quan khác với chỉ đạo đó thì Lãnh đạo Cục HKVN xem xét lại, nếu vẫn giữ ý kiến chỉ đạo như trước thì viết lại vào Phiếu trình giải quyết công việc yêu cầu cơ quan trình lại và Lãnh đạo Cục HKVN chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cơ quan thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình.
(2) Trực tiếp làm việc định kỳ hoặc đột xuất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị và của Cục HKVN, tham khảo ý kiến trước khi quyết định.
Thực hiện chế độ giao ban Cục HKVN để triển khai công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Cục HKVN.
(3) Ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì họp làm việc với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo Cục HKVN mà các cơ quan, đơn vị còn có ý kiến khác nhau, trình Lãnh đạo Cục HKVN quyết định.
(4) Chỉ đạo trực tiếp đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền; tổ chức đi công tác, xử lý công việc tại cơ sở; làm việc trực tiếp với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi phụ trách; tiếp công dân, tiếp khách theo lĩnh vực được phân công.
(5) Thành lập các tổ chức (Hội đồng, Ban, Đoàn, Tổ...) để tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
(6) Trong trường hợp xét thấy cần thiết hoặc vì tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, Cục trưởng có thể trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc thuộc thẩm quyền của Phó Cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Cục HKVN.
(7) Đối với những công việc Cục trưởng thấy cần thiết phải thảo luận tập thể, Cục trưởng quyết định họp Lãnh đạo Cục HKVN để thảo luận hoặc giao cơ quan, đơn vị chủ trì lấy ý kiến các Phó Cục trưởng bằng văn bản, trình Cục trưởng quyết định. Sau khi các Phó Cục trưởng đã có ý kiến, Cục trưởng là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(8) Một lĩnh vực công việc chỉ giao một tổ chức làm đầu mối chủ trì theo dõi, xử lý; trường hợp văn bản cần xử lý liên quan đến nhiệm vụ của nhiều tổ chức thì các tổ chức cùng xử lý và giao một tổ chức liên quan đến công việc chuyên môn nhiều nhất làm đầu mối tổng hợp, trình theo quy định. Tổ chức được giao chủ trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các tổ chức khác và cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước lãnh đạo Cục.
(9) Tổ chức và chủ trì các cuộc họp của Cục HKVN để giải quyết công việc.
(10) Các cách thức khác để giải quyết công việc do Cục trưởng quyết định.
Quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan thuộc Cục HKVN ra sao?
Theo quy định tại Điều 13 Quy chế làm việc của Cục Hàng không Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 3022/QĐ-CHK năm 2024, quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các cơ quan thuộc Cục HKVN như sau:
- Quan hệ giữa các cơ quan thuộc Cục HKVN với nhau là quan hệ hành chính cùng cấp. Trong quá trình xử lý công việc, nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm chủ trì giải quyết.
Khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của mình có liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan khác, nhất thiết phải tham khảo ý kiến của cơ quan đó. Cơ quan được hỏi ý kiến có nghĩa vụ trả lời và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến của mình.
- Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền và khả năng giải quyết của mình, Thủ trưởng cơ quan phải chủ động làm việc với các cơ quan có liên quan và báo cáo Phó Cục trưởng được phân công phụ trách hoặc Cục trưởng xem xét quyết định.
- Đối với một số vấn đề quan trọng liên quan đến lĩnh vực quản lý của nhiều cơ quan thì Cục trưởng có thể thành lập các Tổ, Nhóm công tác kiêm nhiệm để tham mưu giải quyết công việc.
Tùy tình hình, tính chất mỗi công việc, Cục trưởng quy định nhiệm vụ, phương thức hoạt động, thành phần và thời gian tồn tại của các Tổ, nhóm công tác đó trong văn bản thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Background Tết 2025? Phông nền tết đẹp 2025 mới nhất? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Lỗi ô tô không chính chủ 2025 phạt bao nhiêu? Trách nhiệm của chủ xe trong đăng ký xe 2025 như thế nào?
- Vượt đèn đỏ gây tai nạn phạt bao nhiêu? Mức phạt vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông đối với ô tô, xe máy mới nhất?
- Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là gì? Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo?
- Một số loại biển báo tốc độ mới nhất 2025 khi lái xe cần lưu ý để không bị phạt? Biển báo tốc độ tối đa cho phép?