Nguyên tắc kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan là gì? Đề nghị, kiểm tra giám sát thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào?
Nguyên tắc kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan là gì?
Căn cứ vào Điều 73 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Cơ quan hải quan chỉ quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
3. Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh.
Theo như quy định trên thì đối với những hàng hóa có xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan hải quan áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan đối với các hàng hóa đó.
Nguyên tắc kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan là gì? Đề nghị, kiểm tra giám sát thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề nghị, kiểm tra giám sát thủ tục hải quan được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 74 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Trường hợp đề nghị kiểm tra, giám sát, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí và cung cấp cho cơ quan hải quan đầy đủ các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị; văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền nộp đơn;
b) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là 02 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 02 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
3. Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
Theo đó, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sẽ trực tiếp hoặc thông qua người được ủy quyền để nộp đơn đề nghị thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan.
Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan như thế nào?
Căn cứ vào Điều 75 Luật Hải quan 2014 quy định như sau:
Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
1. Nơi nhận đơn đề nghị:
a) Chi cục Hải quan nhận đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
b) Tổng cục Hải quan nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn đề nghị theo thời hạn sau đây:
a) Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này;
b) Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.
Trường hợp từ chối đơn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận đủ tài liệu, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan sẽ phải thông báo bằng văn bản cho người đơn biết về việc yêu cầu của mình đã được tiếp nhận hay chưa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?