Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao?

Cho tôi hỏi: Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao? - Câu hỏi của anh P.H (Quảng Bình).

Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định về giải quyết ùn tắc giao thông như sau:

Giải quyết, xử lý tai nạn giao thông; ùn tắc giao thông; sự cố về đường bộ; sự cố cháy nổ xe trên đường bộ
1. Giải quyết, xử lý tai nạn giao thông
Tổ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin về vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo đơn vị phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông, phải khẩn trương triển khai lực lượng có mặt tại hiện trường và thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông theo quy định của Bộ Công an về phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.
2. Giải quyết ùn tắc giao thông
a) Trường hợp ùn tắc giao thông không nghiêm trọng, phạm vi hẹp, Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phân công nhiệm vụ cụ thể của từng Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để giải toả ùn tắc. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương sở tại để giải quyết;
b) Trường hợp ùn tắc giao thông mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên phạm vi rộng thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông sơ bộ xác định nguyên nhân ùn tắc, phân công Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để làm giảm mức độ ùn tắc; thông báo và phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức phân luồng, điều hoà giao thông từ xa; kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, chính quyền địa phương sở tại để huy động, tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông được thực hiện theo từng trường hợp như sau:

- Trường hợp ùn tắc giao thông không nghiêm trọng, phạm vi hẹp:

Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phân công nhiệm vụ cụ thể của từng Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để giải toả ùn tắc.

Trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương sở tại để giải quyết;

- Trường hợp ùn tắc giao thông mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên phạm vi rộng:

Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông:

+ Sơ bộ xác định nguyên nhân ùn tắc, phân công Tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để làm giảm mức độ ùn tắc;

+ Thông báo và phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức phân luồng, điều hoà giao thông từ xa;

+ Kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, chính quyền địa phương sở tại để huy động, tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết.

Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao?

Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát giao thông tại Thông tư 32/2023/TT-BCA là gì?

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát giao thông được quy định tại Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
3. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
4. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
5. Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.
6. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
a) Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
b) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong tuần tra, kiểm soát giao thông, Cảnh sát giao thông các các nhiệm vụ nêu trên.

Thông tư 32/2023/TT-BCA được áp dụng từ khi nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2023.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Thông tư 32/2023/TT-BCA được áp dụng từ ngày 15/9/2023.

> Tải toàn bộ Thông tư 32/2023/TT-BCA Tại đây.

Ùn tắc giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ quan có thẩm quyền xử lý khắc phục ùn tắc giao thông khi xảy ra thiên tai thực hiện ra sao?
Pháp luật
Áp dụng phí giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/1/2025 theo Luật Thủ đô 2024?
Pháp luật
Sẽ có thêm một lực lượng được tham gia giải quyết ùn tắc giao thông từ 01/7/2024 theo quy định mới đúng không?
Pháp luật
Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Dừng xe, đỗ xe gây ùn tắc giao thông có bị xử phạt hay không? Không được dừng xe, đỗ xe ở những vị trí nào?
Pháp luật
Ô tô quay đầu xe không đúng quy định gây ra ùn tắc giao thông bị xử phạt không? Trường hợp quay đầu xe gây ra tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ùn tắc giao thông
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,834 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ùn tắc giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ùn tắc giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào