Nguyên tắc dạy thêm, học thêm mà giáo viên cần lưu ý? Giáo viên vào biên chế được dạy thêm trong trường hợp nào?

Tôi là giáo viên đã vào biên chế năm 2019. Tuy nhiên, tôi muốn dạy thêm để nâng cao chất lượng học của học sinh cũng như kiếm thêm thu nhập cho bản thân nhưng tôi được biết không được dạy thêm. Tôi muốn hỏi liệu có trường hợp nào được dạy thêm đối với cho giáo viên vào biên chế mà hợp pháp hay không? Cảm ơn!

Giáo viên biên chế có được dạy thêm ở nhà hay không?

Theo quy định, pháp luật không cấm giáo viên không được dạy thêm, việc dạy thêm học thêm là rất cần thiết và bổ ích cho những trường hợp học sinh có học lực yếu kém hoặc học sinh có khả năng học tập tốt vượt trội hơn hẳn các bạn đồng trang lứa.

Tuy nhiên, hiện nay học thêm, dạy thêm biến tướng rất nhiều hình thức không mang lại hiệu quả như mục đích học thêm cho học sinh. Việc học thêm khiến học sinh quá tải về khối lượng kiến thức quá nhiều, hơn nữa các em học sinh phải học tập kín cả ngày, cả tối, không có thời gian nghỉ ngơi ảnh hưởng trực tiếp tới học lực và tinh thần của các em. Không ít các em học sinh bị trầm cảm trong một thời gian dài.

Hơn nữa, việc dạy thêm ở một số nơi, một vài trung tâm không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn tổ chức tuyển sinh để thu lợi nhuận lợi dụng lòng tin của phụ huynh và học sinh.

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm mà giáo viên cần lưu ý? Giáo viên vào biên chế được dạy thêm trong trường hợp nào?

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm mà giáo viên cần lưu ý? Giáo viên vào biên chế được dạy thêm trong trường hợp nào? (Hình từ internet)

Trường hợp nào giáo viên vào biên chế được dạy thêm hợp pháp?

Căn cứ Điều 14 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian như sau:

- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Ngoài ra, căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

"Điều 4. Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó."

Do đó, giáo viên vào biên chế được dạy thêm đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó hoặc giảng dạy học sinh không dạy chính khóa. Giáo viên vào biên chế còn được tham gia dạy thêm nhưng không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.

Nguyên tắc khi dạy thêm, học thêm mà giáo viên và học sinh cần lưu ý?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc dạy thêm, học thêm

- Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

- Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.

- Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.

- Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.

- Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Trên đây là nguyên tắc dạy thêm, học thêm mà giáo viên cần lưu ý và trường hợp giáo viên vào biên chế được dạy thêm ngoài giờ giảng dạy tại nhà trường.

Giáo viên biên chế
Giáo viên Tải trọn bộ các quy định về Giáo viên hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì? Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Pháp luật
Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?
Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 mới nhất dành cho giáo viên? Xem chi tiết mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 ở đâu?
Pháp luật
Có được điều động giáo viên trung học phổ thông đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật hay không?
Pháp luật
Điểm mới Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ giáo dục và Đào tạo là gì?
Pháp luật
Chế độ chính sách hưởng đối giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh?
Pháp luật
Xét tuyển giáo viên Tiếng Anh tiểu học hạng II có thể sử dụng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc 1 không hay phải thay thế bằng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm?
Pháp luật
Giáo viên tiểu học được bổ nhiệm làm Bí thư Chi đoàn trường thì sẽ được hưởng chế độ và phụ cấp như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại cao đẳng khi xin xét chuyển sang dạy tại trường trung học cơ sở phải thực hiện những gì?
Pháp luật
Danh mục các loại hồ sơ, sổ sách mà giáo viên các cấp phải thực hiện trong năm học mới 2024-2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên biên chế
5,221 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên biên chế Giáo viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên biên chế Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào