Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như thế nào? Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong những trường hợp nào?
Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 quy định về việc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:
(1) Đối với nhà thầu:
- Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
+ Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, quản lý dự án, giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế;
+ Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
+ Nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển;
+ Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.
- Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 và với các bên sau đây:
+ Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
+ Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhau.
* Lưu ý: Nhà thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;
+ Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
+ Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
(2) Đối với nhà đầu tư:
Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
+ Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
+ Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.
=> Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là một trong những điều kiện để xác định tư cách hợp lệ đấu thầu của nhà thầu, nhà đầu tư.
Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như thế nào? Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Những hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2023?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định những hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
+ Đấu thầu rộng rãi;
+ Đấu thầu hạn chế;
+ Chỉ định thầu;
+ Chào hàng cạnh tranh;
+ Mua sắm trực tiếp;
+ Tự thực hiện;
+ Tham gia thực hiện của cộng đồng;
+ Đàm phán giá;
+ Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
- Ngoài ra, trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu 2023, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 việc Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc những trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
- Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Đấu thầu 2023.
Chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo quy trình, thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?