Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?

Cho tôi hỏi: Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào? Câu hỏi của chú Quang đến từ Nghệ An.

Chất thải phóng xạ là gì? Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN định nghĩa chất thải phóng xạ như sau:

Chất thải phóng xạ là chất thải chứa các nhân phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn các nhân phóng xạ với mức hoạt độ lớn hơn mức thanh lý quy định tại Thông tư này và phải thải bỏ. Chất thải phóng xạ không bao gồm nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN định nghĩa nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như sau:

Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là nguồn phóng xạ kín mà tổ chức, cá nhân sở hữu không còn sử dụng trong công việc bức xạ được cấp giấy phép và không có ý định tiếp tục sử dụng vào bất kỳ một mục đích nào khác hoặc không được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy phép cho phép sử dụng tiếp.

Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như sau:

- Chất thải phóng xạ phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường kể từ khi phát sinh cho đến khi được phép thải bỏ như chất thải không nguy hại hoặc chôn cất hoặc tái chế đối với vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại.

- Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường cho đến khi được chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài hoặc chôn cất.

- Chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm không gây hại cho con người và môi trường cả ở hiện tại và tương lai, bảo đảm sao cho tổng liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giá trị giới hạn liều quy định tại Thông tư 19/2012/TT- BKHCN.

- Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được trả lại cho nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nước ngoài trong trường hợp nhà sản xuất, nhà cung cấp có chính sách nhận lại nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

- Việc quản lý chất thải phóng xạ trong thành phần còn chứa các chất nguy hại không phóng xạ, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Thông tư này, phải tuân thủ các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý chất thải nguy hại.

- Chất thải có chứa các nhân phóng xạ phát sinh trong một công việc bức xạ có thể được phép thải trực tiếp vào môi trường với điều kiện nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải không lớn hơn mức thanh lý hoặc tổng hoạt độ các nhân phóng xạ trong thành phần chất thải dạng khí, dạng lỏng không vượt quá mức hoạt độ phóng xạ cho phép để được thải vào môi trường do cơ quan quản lý nhà nước quy định và phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ.

- Vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại sắt, đồng, chì, nhôm (sau đây gọi là kim loại nhiễm bẩn phóng xạ) và sản phẩm nấu chảy trực tiếp từ các kim loại này có thể được sử dụng cho tái chế nếu nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ có trong kim loại và mức nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép tái chế theo quy định.

- Cấm bổ sung thêm các thành phần không chứa chất phóng xạ vào chất thải phóng xạ nhằm mục đích giảm nồng độ hoạt độ phóng xạ trong chất thải phóng xạ để đạt được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường hoặc tiêu chuẩn cho phép tái chế.

Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?

Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý chất thải phóng xạ?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của chủ cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ như sau:

- Bảo đảm các yêu cầu quy định đối với cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ theo quy định pháp luật.

- Chỉ được tiếp nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi đã có giấy phép tiến hành công việc bức xạ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

- Thông báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân mỗi khi tiếp nhận chất thải phóng xạ hoặc nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

- Lập và lưu giữ hồ sơ đối với chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được lưu giữ tại cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và vận chuyển an toàn chất phóng xạ.

- Cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ được đầu tư từ ngân sách nhà nước phải tiếp nhận, xử lý và lưu giữ không điều kiện đối với nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát, chất thải phóng xạ không xác định được chủ nguồn chất thải phóng xạ và các trường hợp đặc biệt khác do yêu cầu quản lý nhà nước.

Nguồn phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nguồn phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung của quy trình kiểm soát ra vào để bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc điều kiện hóa đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hay không? Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được điều kiện hóa cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Chủ nguồn phóng xạ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bằng cách nào? Hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ bao lâu thì được cấp giấy phép?
Pháp luật
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp giấy phép để tiến hành công việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn phóng xạ
2,092 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguồn phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguồn phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào