Người tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm điều kiện gì?

Cho tôi hỏi: Người tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm điều kiện gì? Câu hỏi của anh Quảng đến từ Vĩnh Phúc.

Cơ quan nào có thẩm quyền giao và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền giao và phê duyệt phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm như sau:

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cvật.

- Bộ Quốc phòng phê duyệt đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia và tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm trong khu vực quân sự.

- Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đối với tài sản chìm đắm làm cản trở hoạt động hàng hải, gây nguy hiểm cho tài nguyên biển; đe dọa tính mạng và sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm xây dựng phương án trục vớt trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt; trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải là di sản văn hóa dưới nước hoặc liên quan đến quốc phòng, an ninh thì trước khi Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt, phương án trục vớt phải có ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Quốc phòng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phê duyệt đối với các tài sản không thuộc các trường hợp trên.

Người tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm điều kiện gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định người tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm điều kiện như sau:

- Có chức năng thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản theo quy định của pháp luật.

- Có kinh nghiệm trong hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản.

- Có đội ngũ nhân viên, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản phù hợp với quy mô của phương án thăm dò, khai quật, trục vớt đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Người tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm điều kiện gì?

Người tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải bảo đảm điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Trong phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chứa những thông tin gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung phương án thăm dò, phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm
1. Phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
b) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
c) Phương tiện và biện pháp thăm dò.
d) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thăm dò.
đ) Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan, người có thẩm quyền.
e) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.
g) Dự toán chi phí thăm dò.
h) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).
2. Phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ tổ chức việc khai quật, trục vớt.
b) Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm (nếu có).
c) Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
d) Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.
đ) Phương tiện và biện pháp khai quật, trục vớt.
e) Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình khai quật, trục vớt.
g) Biện pháp bảo quản tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy sau khi khai quật, trục vớt.
h) Bàn giao tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy cho cơ quan, người có thẩm quyền.
i) Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.
k) Biện pháp bảo hiểm tổ chức, cá nhân tham gia khai quật, trục vớt.
l) Dự kiến kết quả sau khi khai quật, trục vớt.
m) Dự toán chi phí khai quật, trục vớt.
n) Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).
3. Tùy trường hợp cụ thể, việc lập và quyết định phương án thăm dò; lập và quyết định phương án khai quật, trục vớt tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thực hiện độc lập hoặc thực hiện gắn liền với nhau.

Như vậy theo quy định trên trong phương án thăm dò tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm chứa những thông tin sau:

- Địa điểm tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.

- Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc.

- Phương tiện và biện pháp thăm dò.

- Biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thăm dò.

- Bàn giao kết quả thăm dò cho cơ quan, người có thẩm quyền.

- Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; phòng, chống cháy, nổ.

- Dự toán chi phí thăm dò.

- Điều kiện để lựa chọn tổ chức, cá nhân tổ chức khai quật, trục vớt (trong trường hợp cần thiết).

Tài sản chìm đắm Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản chìm đắm:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản chìm đắm là gì?
Pháp luật
Tìm được đồ cổ dưới biển có phải giao nộp lại cho cơ quan Nhà nước không? Khoản tiền mà người tìm được đồ cổ dưới biển nhận được?
Pháp luật
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện thì có bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt hay không?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành bao nhiêu cấp độ? Tài sản này không xác định được chủ sở hữu thì phải thông báo cho ai?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản nào? Chủ sở hữu phải tiến hành trục vớt tài sản này khi nào?
Pháp luật
Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không?
Pháp luật
Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không?
Pháp luật
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu nhưng chưa được trục vớt thì việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác từ tàu thuyền thì ai chịu chi phí trục vớt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản chìm đắm
712 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản chìm đắm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản chìm đắm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào