Người nuôi chó, mèo phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn gì khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người nhằm phòng, chống bệnh dại?
Người nuôi chó, mèo phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn gì khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người?
Ngày 14 tháng 3 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 22/CĐ-TTg 2024 về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.
Theo Mục 1 Công điện 22/CĐ-TTg 2024 đặt ra nhiệm vụ cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nội dung như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất là việc tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị động vật, đặc biệt chó, mèo cắn.
b) Hướng dẫn, yêu cầu các chủ hộ nuôi chó, mèo và động vật khác có nguy cơ gây bệnh cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý, nhất là việc khai báo, tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại; không để chó, mèo thả rông, khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, nơi đông người, khu dân cư, chung cư phải quản lý và thực hiện đầy đủ các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người xung quanh (đặc biệt đối với chó phải được đeo rọ mõm, có dây xích và người dắt) và bảo đảm vệ sinh môi trường.
c) Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn chó, mèo trên từng địa bàn được tiêm phòng dại trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành liên quan, đặc biệt là cơ quan thú y, y tế kịp thời thực hiện việc giám sát, cảnh báo và áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh Dại. Thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, số chó nuôi, tiêm phòng vắc xin bệnh Dại tại tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xã và tình hình bệnh Dại lên Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật (VAHIS).
đ) Chỉ đạo tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo; điều tra, truy tố, kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
e) Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân, người đứng đầu chính quyền các cấp còn chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống bệnh Dại, nhất là ở những nơi xảy ra nhiều trường hợp người chết vì bệnh Dại (như tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên) và nơi có tỷ lệ tiêm vắc xin Dại cho tổng đàn chó đạt thấp dưới 10% (như tại các tỉnh Quảng Bình, Hậu Giang, Bình Định và Quảng Nam).
g) Rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống bệnh Dại của địa phương trong năm 2024 và các năm tiếp theo, chủ động bố trí đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại và hoàn thành các mục tiêu của “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022 - 2030”.
h) Thành lập Đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng Dại cho đàn chó, mèo đạt thấp và nơi có nhiều người chết vì bệnh Dại, thực hiện công tác tiêm phòng, chống bệnh Dại và quản lý đàn chó, mèo.
Theo đó, người nuôi chó, mèo không được thả rông chó, mèo và phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người, khu dân cư, chung cư như phải đeo rọ mõm cho chó, có dây xích và người dắt.
Bên cạnh đó thì người nuôi chó mèo cũng cần đảm bảo vệ sinh môi trường khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người và thực hiện nghiêm việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo.
Người nuôi chó, mèo phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn gì khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, đông người?
Không tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn như sau:
Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
...
Theo đó, người nuôi chó nhưng không tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó của mình thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Không đeo rọ mõm cho chó khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, mèo như sau:
Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
....
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
...
Như vậy, chủ nuôi chó không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lưu ý: Các mức phạt trên là mức phạt áp dụng cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính tương tự sẽ bị phạt gấp đôi so với mức phạt của cá nhân (theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?