Người được xoá án tích có được bổ nhiệm giám định viên pháp y hay không? Trường hợp nào miễn nhiệm giám định viên pháp y?
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên pháp y là gì?
Theo Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về quyền và nghĩa vụ của giám định viên pháp y như sau:
(1) Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
(2) Từ chối giám định trong trường hợp:
- Nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định;
- Đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng;
- Thời gian không đủ để thực hiện giám định;
- Tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(3) Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
(4) Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 Luật Giám định tư pháp 2012.
(5) Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
(6) Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(7) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 1 Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012.
Người được xoá án tích có được bổ nhiệm giám định viên pháp y hay không? Trường hợp miễn nhiệm giám định viên pháp y? (Hình từ Internet)
Người được xoá án tích có được bổ nhiệm giám định viên pháp y hay không?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Trình độ chuyên môn
Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định, cụ thể:
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:
Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y.
Nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất.
Nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh.
Nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.
...
2. Nghiệp vụ giám định
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.
...
3. Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn
a) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y: phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
...
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Theo khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về xoá án tích như sau:
Xóa án tích
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Theo đó, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án, người được xoá án tích không coi là đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong trường hợp người được xóa án tích về các tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý thì vẫn được bổ nhiệm giám định viên pháp y.
Tuy nhiên, trường hợp người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý dù đã được xóa án tích thì vẫn sẽ không được bổ nhiệm giám định viên pháp y.
Các trường hợp nào miễn nhiệm giám định viên pháp y?
Tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về các trường hợp miễn nhiệm giám định viên pháp y như sau:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012;
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?