Người có hành vi bạo lực gia đình có bị đi tù không? Đánh đập người thân trong gia đình bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người có hành vi bạo lực gia đình có bị xử lý hình sự hay chỉ chịu xử phạt hành chính?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Theo đó, Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 mới được ban hành đã bổ sung cũng như liệt kê các hành vi bạo lực gia đình tại Điều 3 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 cũng có nêu rõ việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình.
Theo đó, do hành vi bạo lực gia đình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nên khi có chủ thể vi phạm, người này có thể phải chịu những chế tài của pháp luật.
Cụ thể thì căn cứ Điều 41 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thi tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyển quàn lý người đó.
Như vậy, hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Người có hành vi bạo lực gia đình có bị đi tù không? Đánh đập người thân trong gia đình bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người có hành vi đánh đập người thân trong gia đình bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ nội dung đã phân tích bên trên, tùy vào mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi bị xử lý như thế nào.
Đối với việc xử lý hành chính hành vi bạo lực gia đình, thì căn cứ Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi đánh đập người thân trong gia đình bị xử phạt thấp nhất là 5.000.000 đồng, cao nhất là 20.000.000 đồng.
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội nào?
Tuy vào cấu thành của hành vi mà người có hành vi đánh đập người thân trong gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội danh sau:
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình - Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 với hai khung hình phạt là:
+ Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác - Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với các khung hình phạt sau:
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
+ Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm
+ Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
+ Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm
+ Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
- Tội hành hạ người khác - Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với khung hình phạt là:
+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm
... Và nhiều tội danh khác có cấu thành tội phạm tương ứng với hành vi bạo lực gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?