Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là ai? Khi phát hiện thấy cháy người dân báo cho cơ quan nào để kịp thời chữa cháy?
Khi phát hiện thấy cháy người dân báo cho cơ quan nào để kịp thời chữa cháy?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy theo quy định trên khi phát hiện thấy cháy người dân báo một trong các cơ quan sau để kịp thời chữa cháy:
- Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
- Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
- Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Người chỉ huy chữa cháy
1. Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư hoặc ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng chảy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Công an nhân dân.
Như vậy theo quy định trên người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là ai? Khi phát hiện thấy cháy người dân báo cho cơ quan nào để kịp thời chữa cháy? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy là:
- Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
- Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
- Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
- Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
- Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
- Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
- Tổ chức thông tin về vụ cháy;
- Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
- Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
- Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
- Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?