Nghiêm cấm công chức thuế thực hiện hành vi nào khi dùng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế?
- Nghiêm cấm công chức thuế thực hiện hành vi nào khi dùng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế?
- Người dự thi vi phạm quy định về tổ chức thi trên phần mềm thi trực tuyến thì bị xử lý ra sao?
- Trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng phần mềm thi trực tuyến của công chức, viên chức và người lao động như thế nào?
Nghiêm cấm công chức thuế thực hiện hành vi nào khi dùng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế?
Căn cứ Điều 16 Quyết định 669/QĐ-TCT quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý và sử dụng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế như sau:
- Thực hiện truy cập trái phép vào phần mềm thi trực tuyến.
- Lợi dụng phần mềm thi trực tuyến hoặc dữ liệu của phần mềm thi trực tuyến vào các mục đích không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được phân công; cung cấp, phát tán thông tin, dữ liệu trái với quy định của Tổng cục Thuế và pháp luật hiện hành.
- Tự ý xoá bỏ, tháo gỡ, thay đổi thông số thiết lập của phần mềm thi trực tuyến ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống phần mềm.
- Tiết lộ tài khoản của cá nhân, danh sách người sử dụng, sơ đồ tổ chức hệ thống phần mềm thi trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân không được giao quyền và trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Như vậy, trên đây là 04 hành vi bị nghiêm cấm khi quản lý và sử dụng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế.
Nghiêm cấm công chức thuế thực hiện hành vi nào khi dùng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế? (Hình ảnh Internet)
Người dự thi vi phạm quy định về tổ chức thi trên phần mềm thi trực tuyến thì bị xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 17 Quyết định 669/QĐ-TCT quy định xử lý vi phạm đối với người dự thi như sau:
Người dự thi vi phạm quy định về tổ chức thi trên phần mềm thi trực tuyến thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
- Cảnh cáo hoặc lập biên bản vi phạm (Mẫu số 07 - Biên bản vi phạm quy định tổ chức thi trên phần mềm thi trực tuyến) và trừ 20% tổng số điểm của bài thi đối với người dự thi có hành vi trao đổi bài với người dự thi khác. Cụ thể:
+ Vi phạm lần 1: Bị cảnh cáo trước phòng thi.
+ Vi phạm lần 2: Bị lập biên bản vi phạm và trừ 20% tổng số điểm của bài thi.
- Lập biên bản vi phạm và trừ 50% tổng số điểm của bài thi nếu có một trong các hành vi vi phạm:
+ Có tổng thời gian thoát màn hình từ 03 phút trở lên.
+ Sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh và các phương tiện truyền tin khác trong quá trình làm bài thi.
+ Đã bị cảnh cáo nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi.
- Đình chỉ thi và huỷ kết quả thi nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Mang vào phòng thi các vật dụng bị cấm mang vào phòng thi.
+ Thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ dưới mọi hình thức.
+ Cố ý phá hỏng máy tính, đường truyền internet.
+ Cố ý can thiệp, thay đổi thông số của phần mềm thi trực tuyến làm ảnh hưởng đến sự vận hành của phần mềm trong quá trình dự thi.
+ Cố ý mang các thiết bị, công cụ, dụng cụ gây ảnh hưởng đến an toàn của công tác tổ chức thi.
+ Sao chép dữ liệu về đề thi trên hệ thống phần mềm thi trực tuyến trái quy định trong quá trình dự thi; nhận thông tin bài giải, đáp án từ ngoài vào phòng thi.
+ Có hành động gây gổ, đe dọa người thực hiện nhiệm vụ trong kỳ thi hoặc đe dọa người dự thi khác.
Như vậy, người dự thi khi vi phạm quy định về tổ chức thi trên phần mềm thi trực tuyến tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý:
- Cảnh cáo hoặc lập biên bản vi phạm và trừ 20% tổng số điểm của bài thi.
- Lập biên bản vi phạm và trừ 50% tổng số điểm của bài thi.
- Đình chỉ thi và huỷ kết quả thi.
Trách nhiệm trong công tác quản lý, sử dụng phần mềm thi trực tuyến của công chức, viên chức và người lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Quyết định 669/QĐ-TCT quy định trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong công tác quản lý, sử dụng phần mềm thi trực tuyến như sau:
Trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong công tác quản lý, sử dụng phần mềm thi trực tuyến
1. Chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác của các thông tin do cá nhân cung cấp trên phần mềm thi trực tuyến; không được lưu trữ, thu thập, chia sẻ và phát tán các dữ liệu trên phần mềm thi trực tuyến trái với quy định của Tổng cục Thuế.
2. Quản lý tài khoản và bảo vệ mật khẩu đăng nhập của tài khoản cá nhân trên phần mềm thi trực tuyến; Không cung cấp mật khẩu cho người khác; Không để người khác sử dụng tài khoản của mình; Không đăng nhập vào phần mềm thi trực tuyến bằng tài khoản của người khác; Phải thay đổi mật khẩu tài khoản khi đăng nhập phần mềm thi trực tuyến lần đầu tiên và thay đổi mật khẩu đăng nhập định kỳ 06 tháng một lần để đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin trong quá trình sử dụng. Trường hợp cá nhân bị lộ mật khẩu, mất quyền kiểm soát tài khoản, cá nhân phải thông báo ngay cho bộ phận quản trị phần mềm thi trực tuyến để kịp thời khắc phục.
3. Đề xuất với lãnh đạo cấp trên trực tiếp về các nội dung cập nhật, sửa đổi, bổ sung các tính năng của phần mềm thi trực tuyến để thông báo với Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp.
4. Khi phát hiện cá nhân, tổ chức sử dụng phần mềm thi trực tuyến không đúng mục đích, tập tin đính kèm có virus, mã độc hoặc phát hiện sự cố, lỗi phát sinh của phần mềm thi trực tuyến phải thông báo ngay cho Quản trị viên, Quản trị hệ thống biết và có biện pháp xử lý.
Như vậy, trên đây là trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong công tác quản lý, sử dụng phần mềm thi trực tuyến của Tổng cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?