Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử được quy định thế nào?
Ví điện tử là gì?
Dưới gốc độ pháp lý, khái niệm ví điện tử được đề cập đến dưới gốc độ dịch vụ ví điện tử tại khoản 8 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP:
Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài Khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1
Hiểu một cách đơn giản, ví điện tử là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến giúp người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như: hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước phí Internet, cước truyền hình cap, mua vé máy bay, thanh toán vay tiêu dùng, chuyển tiền, mua sắm online.
Các loại ví điện tử được sử dụng phổ biến hiện nay như: Ví momo, Ví Zalopay, Ví Viettel Money, Ví ShoppePay,...
Quy định pháp luật đối với nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử? (Hình ảnh từ Internet)
Thông tin khách hàng khi sử dụng ví điện tử gồm những thông tin nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN(được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN) quy định về thông tin khách hàng mở Ví điện tử bao gồm:
- Đối với Ví điện tử của cá nhân:
+ Đối với cá nhân là người Việt Nam: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp;
+ Đối với cá nhân là người nước ngoài: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh (nếu có);
- Đối với Ví điện tử của tổ chức:
+ Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã số doanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại;
+ Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở Ví điện tử theo quy định tại điểm a khoản này;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có các quy định và điều khoản về việc đăng ký mở và sử dụng Ví điện tử và phải công khai cho khách hàng biết trước khi đăng ký mở Ví điện tử.
Ngoài những nội dung quy định nêu trên, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử được bổ sung thêm những thông tin khác phù hợp với từng đối tượng khách hàng và phù hợp với quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động thanh toán bằng ví điện tử được quy định thế nào?
- Quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 về đảm bảo bí mật thông tin được đề cập cụ thể trong các quy định về giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ bao gồm:
+ Trách nhiệm đảm bảo bí mật thông tin và không được sử dụng thông tin cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác trong quá trình giao kết hợp đồng (Điều 387 Bộ luật Dân sự 2015);
+ Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015);
+ Bên được ủy quyền có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền (Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015).
- Điều 38 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010: Quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, của các TCTD và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Điều 13, 14 Luật Các tổ chức tín dụng 2010: nghĩa vụ phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không được cung cấp thông tin này cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
- Điều 6 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 ghi nhận quyền của người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng
Đồng thời, quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về nghĩa vụ bảo mật thông tin: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ tài khoản, giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán của người sử dụng dịch vụ của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, giữ bí mật thông tin khách hàng là nghĩa vụ pháp lý quan trọng của bên cung ứng dịch vụ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?