Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập, duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 3% vào năm 2025?

Mục tiệu của việc phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập trong giai đoạn tới là gì? - Câu hỏi của anh Minh tại Hà Nội.

Tình hình phát triển của thị trường lao động Việt Nam trong thời gian vừa qua là như thế nào?

Ngày 10/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

Theo đó, tại Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023, Chính phủ đã có những đánh giá sau về thị trường lao động Việt Nam trong thời gian vừa qua:

Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhậpquốc tế. Hệ thống thể chế, chính sách thị trường lao động được hoàn thiện; quan hệ cung - cầu lao động gia tăng;

Chất lượng việc làm ngày càng cải thiện; từng bước chính thức hóa việc làm phi chính thức; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ;

Đồng thời đã giảm nhanh tỷ trọng việc làm dễ bị tổn thương, tăng tỷ lệ việc làm được bảo vệ; lao động Việt Nam từng bước đảm nhiệm được những công việc phức tạp mà trước đây phải cần tới chuyên gia nướcngoài; tiền lương và thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt; năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động được nâng lên, đóng góp quan trọng vào những thành tựu về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong thời gian qua.

Tuy nhiên, thị trường lao động nước ta phát triển chưa đủ mạnh để giải phóng mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, chưa tạo được nhiềuviệc làm theo hướng bền vững, mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề và nhân lực chất lượng chưa cao.

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm cho thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề, hàng triệu lao động bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, tạm dừng việc, mất việc làm, thất nghiệp; gần 2 triệu lao động rời khỏi thị trường lao động (phần lớn là lao động tự do, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật);

Kéo theo nhiều lao động di cư trở về quê, khiến quan hệ cung - cầu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực; tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại;

Chưa có giải pháp căn cơ lâu dài để khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động, khan hiếm lao động trình độ cao, vẫn tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng,thiếu hụt lao động cục bộ cho giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;...

Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập với mục tiêu duy trì tỷ lệ thất nghiệp mức dưới 3% năm 2023?

Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập, duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 3% vào năm 2025? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của việc phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập trong giai đoạn tới là gì?

Cụ thể tại Mục II Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023 đã nêu rõ Mục tiệu của việc phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập trong giai đoạn hiện nay là:

(1) Mục tiêu tổng quát:

Thị trường lao động phát triển linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bềnvững và hội nhập góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, các yếu tố của thị trường lao động được phát triển đồng bộ và hiện đại; chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động được nâng cao. Thị trường lao động đóng vai trò chủ động trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, đảm bảo kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới.

(2) Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025:

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%; Đào tạo lại,đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.

- Chỉ số Lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạotoàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu.

- Duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấpdưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%.

- Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 45%, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

Một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập là gì?

Cụ thể tại Mục III Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023 Chính phủ đã đặt ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra nhằm phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập như sau:

- Hoàn thiện khung pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm:

+ Nghiên cứu, đề xuất ban hành, sửa đổi các chính sách để hạn chế thất nghiệp, nâng cao chất lượng lao động như: (i) bổ sung, hoàn thiện các chính sách mang tính chủ động, phòng ngừa thất nghiệp; (ii) chính sách hỗ trợ đào tạo nghề thông qua Thẻ học nghề cho người lao động; (iii) quy định các chuẩn chuyên môn và điều kiện đảm bảo triển khai hiệu quả hoạt động đào tạo nghề tại doanh nghiệp.

- Phục hồi và ổn định thị trường lao động:

+ Bám sát thực tiễn, quản trị nguồn nhân lực chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách phát triển thị trường lao động với các thị trường khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cung - cầu lao động. Khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối, cung ứng lao động.

+ Đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đã có dự án và đang nghiên cứu đầu tư vào Việt Nam.

- Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động:

+ Tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững.

+ Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, tạo nhiều việc làm mới có năng suất, chất lượng cao.

+ Tăng cường các nguồn tín dụng để thúc đẩy tạo việc làm mới, sáng tạo, chất lượng cao, bền vững; việc làm xanh; việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội có đủ nguồn lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động, góp phần phát triển thị trường lao động bền vững.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông:

+ Nâng cao nhận thức, nhất là người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương, đơn vị về vai trò, tầm quan trọng phát triển thị trường lao động; chủ động có giải pháp hiệu quả để đảm bảo và phát triển thị trường lao động bền vững.

+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bài bản, kịp thời, liên tục, nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động và các chủ thể tham gia thị trường lao động; đảm bảo ổn định và phát triển thị trường lao động.

Thị trường lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của người cung cấp thông tin, người thu thập thông tin trong việc thu thập thông tin thị trường lao động là gì?
Pháp luật
Thu thập thông tin thị trường lao động đối với người lao động từ bao nhiêu tuổi? Thu thập những thông tin gì của người lao động?
Pháp luật
Những thông tin nào về thị trường lao động được chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử của Cục Việc làm?
Pháp luật
Thị trường lao động là gì? Nhà nước hỗ trợ phát triển thị trường lao động thông qua các hoạt động nào?
Pháp luật
Thông tin thị trường lao động có các nội dung gì? Các thông tin thị trường lao động nào cần phải được bảo mật?
Pháp luật
Từ 10/3/2022, việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động cần lập kế hoạch như thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 6/NQ-CP năm 2023: Phát triển thị trường lao động linh hoạt, bền vững và hội nhập, duy trì tỷ lệ thất nghiệp dưới mức 3% vào năm 2025?
Pháp luật
Năm 2022, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập? Tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thị trường lao động
2,987 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thị trường lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thị trường lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào