Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 về xử lý nợ xấu của ngân hàng? Tải file Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 ở đâu?
Đã có Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 về xử lý nợ xấu tổ chức tín dụng?
Ngày 20/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 về việc tiếp tục triển khai thi hành Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
> Tải Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 Tại đây
Theo đó, để đảm bảo việc triển khai một cách có hiệu quả Nghị quyết 42/2017/QH14 trong thời gian Nghị Quyết được kéo dài, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện một số công việc sau:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến;
- Triển khai các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14;
- Xây dựng và hoàn thiện văn bản ;
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 63/2022/QH15 và Nghị quyết 42/2017/QH14, Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2017, các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết này và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023, trường hợp phát sinh vướng mắc cần kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.
Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 về xử lý nợ xấu của ngân hàng? Tải file Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 ở đâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14?
Căn cứ Mục 2 Nghị quyết 148/NQ-CP năm 2023 , trong việc triển khai các biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm sau:
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị đầu mối triển khai thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 trong ngành Ngân hàng.
- Triển khai thực hiện các giải pháp được nêu tại Phụ lục 01 đính kèm Báo cáo 174/BC-CP ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ tổng kết thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Những khoản nợ nào được xem là nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định về nợ xấu như sau:
- Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm:
+ Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
+ Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
Như vậy, trách nhiệm xác nhận nợ xấu thuộc về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 3 Công văn 3022/TCTHADS-NV1 năm 2017, nguyên tắc xác định các khoản nợ xấu được hướng dẫn như sau:
Hướng dẫn một số quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 liên quan đến công tác thi hành án dân sự
2.1. Về nguyên tắc xác định các khoản nợ xấu (Điều 4)
Tại Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã xác định khoản nợ xấu gồm: Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017; khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Do đó, tổ chức tín dụng có trách nhiệm xác định bằng văn bản về khoản nợ tại các bản án, quyết định của Tòa án là khoản nợ xấu để cơ quan THADS có cơ sở áp dụng các quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 trong quá trình tổ chức thi hành án.
Như vậy, việc xác định các khoản nợ xấu được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?