Nghị quyết 107/2023/QH15 áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024? Xác định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn tại Việt Nam?
Đã có Nghị quyết 107/2023/QH15 áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024 đúng không?
Ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Nghị quyết này.
Theo đó, áp dụng mức thuế suất là 15% đối với người nộp thuế là đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro trở lên, trừ các trường hợp sau đây:
- Tổ chức của chính phủ;
- Tổ chức quốc tế;
- Tổ chức phi lợi nhuận;
- Quỹ hưu trí;
- Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
- Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm e khoản này.
Để làm rõ hơn về quy định mới này, Nghị quyết cũng giải thích quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là các quy định tại Nghị quyết này và các quy định của Chính phủ phù hợp với bộ quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu).
Trước đó, để làm rõ về thuế tối thiểu toàn cầu, theo Thông báo 120/TB-VPCP năm 2023 ghi nhận về thuế tối thiểu toàn cầu là chính sách phát sinh từ bên ngoài có ảnh hưởng, tác động sâu sắc nhiều mặt đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút, tiếp nhận đầu tư. Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD hay còn được gọi là Trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu, theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phải chịu thuế thu nhập ít nhất là 15%. Theo giải thích từ Bộ trưởng Bộ Tài chính, thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. |
Xem thêm:
>> Thuế tối thiểu toàn cầu và những điều cần biết khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD
Nghị quyết 107/2023/QH15 áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024? Xác định thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn tại Việt Nam?
Xác định thuế suất thực tế và lợi nhuận tính thuế bổ sung tại Việt Nam?
Tại Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) như sau:
Đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia theo quy định tại Điều 2 của Nghị quyết 107/2023/QH15 có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trong năm tài chính phải áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn.
Trường hợp đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành tại Việt Nam có thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu và thuế suất thực tế tại Việt Nam dưới mức thuế suất tối thiểu thì thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn tại Việt Nam được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15.
Trong đó:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn được xác định theo công thức sau đây:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn = (Tỷ lệ thuế bổ sung x Lợi nhuận tính thuế bổ sung) + Số thuế bổ sung được điều chỉnh cho năm hiện hành (nếu có).
- Tỷ lệ thuế bổ sung được xác định theo công thức sau đây:
Tỷ lệ thuế bổ sung = Thuế suất tối thiểu - Thuế suất thực tế.
- Thuế suất tối thiểu là 15%.
- Thuế suất thực tế tại Việt Nam được tính cho mỗi năm tài chính và được xác định theo công thức sau đây:
Thuế suất thực tế tại Việt Nam = Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam thuộc phạm vi áp dụng đã được điều chỉnh trong năm Thuế suất thực tế tài chính của các đơn vị hợp thành tại Việt Nam / Thu nhập ròng tại Việt Nam trong năm tài chính theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu
- Lợi nhuận tính thuế bổ sung được xác định theo công thức sau đây:
Lợi nhuận tính thuế bổ sung = Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu - Giá trị tài sản hữu hình và tiền lương được giảm trừ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
- Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được xác định theo công thức sau đây:
Thu nhập ròng theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu = Thu nhập theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành - Lỗ theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của tất cả các đơn vị hợp thành.
Nghị quyết 107/2023/QH15 áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu khi nào chính thức áp dụng?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị quyết 107/2023/QH15 có nội dung như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
2. Trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Nghị quyết này với luật, nghị quyết khác của Quốc hội thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.
3. Trường hợp sau ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu có hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu thì Chính phủ quy định nội dung cụ thể để thực hiện; trường hợp có nội dung trái với quy định của Nghị quyết này thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; trường hợp cấp bách trong thời gian Quốc hội không họp thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất./.
Như vậy, Nghị quyết 107/2023/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Bên cạnh đó, nhằm thống nhất quy định về thuế TNDN, Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?