Nghi phạm nổ súng cướp tiệm vàng ở Huế có thể đối diện với tội danh nào? Hành vi nhặt vàng của người đi đường có bị xử phạt không?
Diễn biến vụ cướp tài sản ở chợ Đông Ba (Thừa Thiên Huế)?
Chiều 31.7, Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị đã xác định được danh tính nghi phạm mặc đồ giống trang phục công an, cầm súng AK cướp tiệm vàng tại chợ Đông Ba (Huế).
Nghi phạm vừa bị Lực lượng công an bắt giữ được xác định danh tính là Ngô Văn Q (38 tuổi, trú TX.Hương Thuỷ, Thừa Thiên – Huế).
Hiện lực lượng chức năng đang điều tra vụ việc. Công an cũng đề nghị mọi người trước chợ di chuyển khỏi hiện trường đề phòng kẻ cướp manh động quay trở lại nổ súng.
Vào khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, Quốc sử dụng súng AK bất ngờ xông vào hai tiệm vàng Hoàng Đức và Thái Lợi (chợ Đông Ba), nổ súng chỉ thiên uy hiếp chủ tiệm vàng rồi cướp vàng, sau đó Q đem số vàng này vứt ra phía vỉa hè cho người dân nhặt, cầm theo súng tiếp tục đi bộ đến khu vực cầu Gia Hội.
Lúc này kẻ cướp được cho đã chạy đến cầu Gia Hội gần đó cố thủ, nghi có vũ khí là súng AK. Hiện lực lượng cảnh sát cơ động có vũ trang được điều đến hiện trường. Người dân ở khu vực gần cầu Gia Hội cũng được yêu cầu di tản, đóng cửa nhà đề phòng đạn lạc.
Lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động cả lực lượng đặc nhiệm bắn tỉa đến hiện trường cùng xe bọc thép, nhưng sau đó đã có thể bắt giữ đối tượng thông qua thuyết phục.
Đại tá Đặng Ngọc Sơn đã vào nói chuyện, động viên và đối tượng này đã buông súng ra đầu thú. Cơ quan công an đã thu giữ từ đối tượng một khẩu súng AK47.
Nghi phạm nổ súng cướp tiệm vàng ở Huế có thể đối diện với tội danh nào? Hành vi nhặt vàng của người đi đường có bị xử phạt không? (Hình từ internet)
Nghi phạm dùng súng cướp tiệm vàng ở Huế sẽ bị xử lý như thế nào?
Xét hành vi của nghi phạm có đủ yếu tố cấu thành Tội cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:
Mặt khách thể: Nghi phạm đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, bên cạnh đó nghị phạm có sử dụng súng để đe dọa có nguy cơ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Mặt khách quan: Nghi phạm đã có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác (vàng).
Mặt chủ quan: Nghi phạm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, biết được hành vi của mình là vi phạm pháp luật và hậu quả của nó nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Mặt chủ thể: Nghi phạm đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (chủ thể thường)
Ngoài ra, hành vi sử dụng súng AK47 đăng được cơ quan điều tra làm rõ có phải là vũ khí dân dụng hay không. Nếu khẩu súng là vũ khí dân dụng, nghị phạm có thể bị áp dụng thêm Tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 106 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Bên cạnh đó, nghi phạm có thể bị áp dụng thêm tình tiết tăng nặng TNHS: Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội quy định tại điểm n khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (thay thế bởi Điểm b Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Hành vi nhặt vàng của người đi đường có bị xử phạt không?
Sau khi nghi phạm cướp tiệm vàng ở chợ Đông Ba (Huế) có hành vi vứt vàng ra đường, đã có nhiều người dân đã nhanh chóng nhặt vàng làm của cho riêng mình.
Công an TP Huế vừa phát đi thông báo đề nghị người dân nhặt được vàng có liên quan đến vụ cướp bằng súng tại chợ Đông Ba phải giao nộp cho cơ quan công an.
Theo đó, nếu người dân nào có hành vi nhặt vàng nhưng không trả lại cho chủ tiệm vàng sẽ bị xử lý về hành vi chiếm giữ tài sản trái phép.
Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này."
Theo đó, mức phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tích thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Những người cố ý không trả lại vàng cho chủ tiệm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Như vậy, nghi phạm nổ súng cướp tiệm vàng ở Huế có thể đối diện với Tội cướp tài sản theo những phân tích trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?