Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu ra sao? Các nội dung nổi bật của Nghị định 80/2023/NĐ-CP?
Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu ra sao?
Ngày 17/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, Nghị định 80/2023/NĐ-CP đã sửa đổi một số nội dung nổi bật về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam. Cụ thể
(1) Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống còn 7 ngày
(2) Công thức giá và phương thức điều hành giá xăng dầu
(3) Đại lý bán lẻ xăng dầu được mua xăng dầu từ nhiều nguồn
(4) Bãi bỏ loại hình Tổng đại lý bán lẻ xăng dầu
(5) Điều kiện kho chứa khi cấp Giấy phép thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu
(6) Sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu ra sao? Các nội dung nổi bật của Nghị định 80/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi thời gian điều hành giá xăng dầu?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 80/2023/NĐ-CP có nêu rõ như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
....
11. Sửa đổi, bổ sung điểm 3 khoản 27 Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP như sau:
“3. Thời gian điều hành giá xăng dầu
Thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.
Trường hợp thời gian điều hành giá trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên Đán thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên Đán), việc điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu thứ Năm là ngày mùng 1, mùng 2 hoặc mùng 3 Tết, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày mùng 4 Tết.
Trường hợp thời gian điều hành giá trùng với ngày nghỉ lễ theo quy định thì được thực hiện như sau: Nếu ngày thứ Năm trùng với ngày đầu tiên dịp nghỉ lễ, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Tư liền kề trước đó. Nếu ngày thứ Năm trùng vào các ngày nghỉ lễ còn lại, thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.
Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.”
Theo đó, Nghị định 80/2023/NĐ-CP đã sửa đổi thời gian điều hành giá xăng dầu được thực hiện vào ngày thứ Năm hàng tuần.
Đồng thời cũng có nêu rõ các trường hợp điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu trong những trường hợp đặc biệt.
So với quy định trước đây, căn cứ tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP thì thời gian điều hành giá xăng dầu như sau:
- Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
- Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Công thức giá cơ sở xăng dầu mới nhất được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 80/2023/NĐ-CP có nêu rõ công thức giá cơ sở xăng dầu mới nhất được xác định như sau:
Giá cơ sở xăng dầu được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu cộng (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, trong đó:
- Các yếu tố hình thành giá cơ sở, trong đó có các khoản chi phí về thuế để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Nghị định này chỉ để áp dụng tính toán giá cơ sở xăng dầu.
- Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở được xác định hàng quý; tỷ trọng sản lượng của quý trước liền kề được áp dụng để tính giá cơ sở cho các kỳ điều hành giá cơ sở của quý tiếp theo.
Định kỳ hàng quý, trên cơ sở số liệu cung cấp về sản lượng xăng dầu nhập khẩu của Bộ Tài chính và báo cáo sản lượng bán xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu (từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của quý đến ngày 20 tháng cuối quý), cơ quan chủ trì điều hành giá xăng dầu tính toán, xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở.
- Giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng (=) giá xăng dầu thế giới cộng (+) chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ bình ổn giá cộng (+) lợi nhuận định mức cộng (+) chi phí về thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng) cộng (+) phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?