Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
- Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Phòng, chống khủng bố bộ, ngành được sửa đổi, bổ sung như thế nào tại Nghị định 62/2023/NĐ-CP?
- Bổ sung chế độ hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tại Nghị định 62/2023/NĐ-CP?
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Ngày 18/08/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 07/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.
Theo đó, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 07/2014/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật phòng, chống khủng bố.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2a. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2b. Giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về an ninh hàng không.
3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao.
Như vậy, Nghị định 62/2023/NĐ-CP đã bổ sung khoản 2a, khoản 2b Điều Nghị định 07/2014/NĐ-CP về việc tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong việc xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương.
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Phòng, chống khủng bố bộ, ngành được sửa đổi, bổ sung như thế nào tại Nghị định 62/2023/NĐ-CP?
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo Phòng, chống khủng bố bộ, ngành như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điêu 13 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.
- Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao.
Bổ sung chế độ hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tại Nghị định 62/2023/NĐ-CP?
Theo đó, tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 62/2023/NĐ-CP bổ sung thêm khoản 1a sau khoản 1 Điều 11 Nghị định 07/2014/NĐ-CP được bổ sung như sau:
- Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác. Trường hợp Trưởng ban Chỉ đạo vắng mặt hoặc ủy quyền, Phó Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
* Lưu ý: Nghị định 62/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?