Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thế nào?

Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thế nào? - Câu hỏi của chị D.N (Bình Dương).

Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gồm những gì?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gồm:

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền cụ theo từng chức danh; thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp không quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Việc xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Căn cứ để tiến hành xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Việc xác minh để xác định hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
b) Kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;
c) Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;
d) Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.
2. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam;
b) Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý xâm phạm.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nêu tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh hành vi vi phạm hành chính liên quan các đối tượng sau đây:
a) Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo,
b) Hàng hóa, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hóa chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.

Theo đó, việc xác minh để xác định hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

- Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

- Kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;

- Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;

- Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

Nghị định 46/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực thi hành?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý, trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ để xem xét, giải quyết.

Như vậy, Nghị định 46/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.

Sở hữu công nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục xử lý Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam đối với nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp? Mức phạt hành vi sử dụng thẻ giám định viên SHCN của người khác là bao nhiêu?
Pháp luật
Vi phạm chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị phạt hành chính thế nào năm 2024?
Pháp luật
Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thế nào?
Pháp luật
Công ước Paris là gì? Điều kiện hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Một đơn đăng ký sở hữu công nghiệp có được yêu cầu cấp Bằng độc quyền cho nhiều kiểu dáng công nghiệp không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở hữu công nghiệp
1,450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở hữu công nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sở hữu công nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào