Nghị định 176/2024 về quản lý sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào NSNN?
Nghị định 176/2024 về quản lý sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào NSNN?
Ngày 30/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2024/NĐ-CP về quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo đó, Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí; nội dung chi, mức chi cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
(1) Cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước:
- Bộ Công an;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan khác tại địa phương ngoài đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 176/2024/NĐ-CP tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(2) Bộ Công an được sử dụng kinh phí thu từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.
TOÀN VĂN NGHỊ ĐỊNH 176/2024/NĐ-CP |
Nghị định 176/2024 về quản lý sử dụng kinh phí từ xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào NSNN? (Hình ảnh Internet)
Nội dung chi của Bộ Công an theo Nghị định 176 gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định về nội dung chi của Bộ Công an cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước như sau:
(1) Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.
(2) Xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.
(3) Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.
(4) Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(5) Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(6) Thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông; khắc phục sự cố, phòng, chống ùn tắc, xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
(7) Chi công tác phí, hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(8) Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(9) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
(10) Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; khen thưởng cho tập thế, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(11) Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.
(12) Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu; điện duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông; cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(13) Khảo sát, đánh giá, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tổ chức nghiên cứu, điều tra thống kê, thực hiện đề tài khoa học, tiến hành hoạt động thử nghiệm, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(14) Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.
(15) Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(16) Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
(17) Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.
(18) Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Khi nào Thông tư 176 có hiệu lực?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, Nghị định 176/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
>> Lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
>> Quyết định xử lý vi phạm thông có được gửi về tận nhà không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?