Nghỉ 30/4 1/5, giỗ tổ Hùng Vương 2023 được hưởng lương mấy ngày đối với công chức, viên chức, NLĐ?
Nghỉ 30/4 1/5, giỗ tổ Hùng Vương 2023 được hưởng lương mấy ngày?
Nghỉ 30/4 1/5, giỗ tổ Hùng Vương 2023 được hưởng lương mấy ngày đối với công chức, viên chức, NLĐ?
Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định vào các Ngày 30/4, 1/5 và Giỗ Tổ Hùng Vương người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương tổng cộng 03 ngày.
Tuy nhiên, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 năm 2023 rơi vào ngày thứ 7 và chủ nhật nên:
- Người lao động (có lịch nghỉ hàng tuần vào thứ 7, chủ nhật), công chức, viên chức được nghỉ bù vào ngày 2/5 và 3/5. Đồng nghĩa với việc các đối tượng này được nghỉ và hưởng nguyên lương 5 ngày (bao gồm ngày nghỉ hàng tuần).
- Và người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật thì được nghỉ bù vào ngày 2/5. Đồng nghĩa với việc các đối tượng này được nghỉ và hưởng nguyên lương 4 ngày (bao gồm ngày nghỉ hàng tuần).
Cụ thể:
Đối tượng | Nghỉ 1 ngày/tuần (chủ nhật) | Nghỉ 2 ngày/tuần ( Thứ 7, chủ nhật) |
Công chức, viên chức, người lao động | Nghỉ 05 ngày liên tục từ ngày 29/4/2023 đến hết 3/5/2023. | |
Người lao động | Nghỉ 04 ngày liên tục từ ngày 29/4/2023 đến hết 2/5/2023. | Nghỉ 05 ngày liên tục từ ngày 29/4/2023 đến hết 3/5/2023. |
Có phải thưởng cho người lao động dịp 30/4 và 01/5, Giỗ tổ Hùng Vương không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người đó.
Đồng nghĩa, doanh nghiệp có thể lựa chọn thưởng hoặc không thưởng cho người lao động nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5, Giỗ tổ Hùng Vương.
Ngoài ra, tiền thưởng dịp 30/4 và 01/5, Giỗ tổ Hùng Vương vẫn phải nộp thuế TNCN nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công đến mức phải nộp thuế.
Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm cả tiền thưởng, trừ 4 trường hợp:
- Tiền thưởng kèm theo danh hiệu được Nhà nước phong tặng.
- Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
- Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ép người lao động đi làm vào dịp 30/4 và 01/5, Giỗ tổ Hùng Vương bị phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 thì khi doanh nghiệp yêu cầu người lao động đi làm vào các ngày lễ thì bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu. Có thể thấy, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ.
Trong trường hợp doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên."
*Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?