Ngày rằm là ngày gì? Các ngày rằm trong năm 2024? Rằm tháng 7 âm lịch là ngày 15 tháng 7 âm lịch đúng không?

Ngày rằm là ngày gì? Các ngày rằm trong năm 2024? Rằm tháng 7 âm lịch là ngày 15 tháng 7 âm lịch đúng không?

Ngày rằm là ngày gì? Các ngày rằm trong năm 2024? Rằm tháng 7 âm lịch là ngày 15 tháng 7 âm lịch đúng không?

NÓNG: Ngày 17 tháng 8 là ngày gì?

NÓNG: Ngày 19/8/2024 là ngày gì trong Công an?

NÓNG: Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024?

NÓNG: Rằm tháng 7 là ngày gì?

NÓNG: Vu Lan báo hiếu là gì? Lễ Vu Lan là ngày gì?

Ngày rằm là ngày 15 Âm lịch hằng tháng, một năm có 12 tháng do đó trong một năm có 12 ngày rằm.

Dưới đây là các ngày rằm trong năm 2024 được xếp theo ngày dương lịch 2024:

+ 24/02/2024

+ 24/03/2024

+ 23/04/2024

+ 22/05/2024

+ 20/06/2024

+ 20/07/2024

+ 18/08/2024

+ 17/09/2024

+ 17/10/2024

+ 15/11/2024

+ 15/12/2024

+ 14/01/2025

* Thông tin trên mang tính chất tham khảo.

Tháng 8 năm 2024 bắt đầu từ ngày 01/8/2024 (Thứ năm) nhằm ngày 27/6/2024 âm lịch và kết thúc vào ngày 31/8/2024 (Thứ bảy) nhằm ngày 28/7/2024 âm lịch.

Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 (15/7) rơi vào Chủ nhật ngày 18/8/2024 dương lịch.

Ngày rằm là ngày gì? Các ngày rằm trong năm 2024? Rằm tháng 7 âm lịch là ngày 15 tháng 7 âm lịch đúng không?

Ngày rằm là ngày gì? Các ngày rằm trong năm 2024? Rằm tháng 7 âm lịch là ngày 15 tháng 7 âm lịch đúng không? (Hình từ Internet)

Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày rằm tháng 7 âm lịch của người lao động được tính thế nào?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì rằm tháng 7 không phải là ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.

Như vậy, người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày rằm tháng 7 được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Nếu rằm tháng 7 âm lịch rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Nếu rằm tháng 7 âm lịch rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo gồm:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Rằm tháng 7
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rằm tháng 7 là Lễ Vu Lan báo hiếu? Rằm tháng 7 nghỉ làm có lương không? Đi làm ngày Rằm tháng 7 có được thưởng không?
Pháp luật
Rằm tháng 7 người dân không được đốt vàng mã ở đâu theo quy định của pháp luật? Có được cúng Rằm tháng 7 và tham gia Lễ Vu Lan hay không?
Pháp luật
Được đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 trong chùa không? Đốt vàng mã trong chùa có bị phạt tiền hay không?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng 7 2024? Tháng 7 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Lưu ý đốt vàng mã cúng rằm tháng 7? Tăng giá hoa quả cúng rằm tháng 7 bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng 7 năm 2024 đơn giản thế nào?
Pháp luật
Rằm tháng 7 Âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch? Thắp hương, đốt vàng mã cúng cô hồn vào rằm tháng 7 có bị phạt tiền không?
Pháp luật
Mâm cúng chay Rằm tháng 7 đơn giản? Mâm cúng chay rằm tháng 7 ngoài trời gồm những thức gì?
Pháp luật
Rằm tháng 7 là ngày gì? Người dân được đốt vàng mã cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 hay không? Rằm tháng 7 2024 thứ mấy?
Pháp luật
Cúng rằm tháng 7 năm 2024 vào ngày nào? Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng 7
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
12,914 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng 7

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng 7

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào