Ngày của cha 16/6 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam không? Tặng đất cho cha nhân ngày 16/6 có bị tính thuế không?
Ngày của cha 16/6 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam không?
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên thì Ngày của cha 16/6 không phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Ngày của cha 16/6 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam không? Tặng đất cho cha nhân ngày 16/6 có bị tính thuế không? (Hình từ Internet)
Tặng đất cho cha ngày 16/6 có bị tính thuế không?
Tại Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định thu nhập được miễn thuế như sau:
Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
...
Vậy, trường hợp con tặng đất cho cha nhân ngày của cha 16/6 thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Các khoản thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2024?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và Luật về thuế sửa đổi 2014, quy định các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 như sau:
(1) Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
(2) Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
(3) Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
- Tiền lãi cho vay;
- Lợi tức cổ phần;
- Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
(4) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
(5) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
- Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
(6) Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
- Trúng thưởng xổ số;
- Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
- Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
- Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
(7) Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
(8) Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
(9) Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
(10) Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?