Ngân hàng thương mại thực hiện góp vốn, mua cổ phần như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Ngân hàng thương mại thực hiện góp vốn, mua cổ phần như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Tại Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần trong các trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp 1
Ngân hàng thương mại phải thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết khi thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
- Cho thuê tài chính;
- Bảo hiểm.
Lưu ý:
Ngân hàng thương mại thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp 2
Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
Lưu ý:
Ngân hàng thương mại thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp 3
Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
- Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
- Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Trường hợp 4
Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phần của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng thương mại thực hiện góp vốn, mua cổ phần như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Tổ chức tín dụng được kinh doanh bất động sản trong trường hợp nào theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Theo quy định hiện hành đang phát sinh hiệu lực, cụ thể tại Điều 132 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về việc kinh doanh bất động sản đối với tổ chức tín dụng như sau:
Kinh doanh bất động sản
Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:
1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng;
3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.
Theo quy định mới nhất tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể tại Điều 139 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định tổ chức tín dụng có thể kinh doanh bất động sản trong 03 trường hợp sau:
Trường hợp 1
Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
Trường hợp 2
Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết;
Trường hợp 3
Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ.
Lưu ý đối với trường hợp này tổ chức tín dụng cần đảm bảo những điều kiện sau:
Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này.
Trường hợp mua lại bất động sản phải:
(1) Bảo đảm sử dụng với các mục đích: Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
(2) Bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định như sau:
- Không được vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô;
- Không được vượt quá 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ghi trên sổ sách kế toán đối với quỹ tín dụng nhân dân;
- Không được vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp ghi trên sổ sách kế toán đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mới nhất khi nào phát sinh hiệu lực thi hành?
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 chính thức mới được ban hành mà cụ thể tại Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định:
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?