Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng nhằm mục đích gì? Xử lý vi phạm trong hoạt động tái cấp vốn như thế nào?
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng nhằm mục đích gì?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Mục đích tái cấp vốn
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm các mục đích sau:
1. Hỗ trợ tổ chức tín dụng chi trả tiền gửi cho khách hàng là cá nhân, tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), chi trả tiền vay cho tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là hỗ trợ thanh khoản).
2. Hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với ngành, lĩnh vực theo Nghị định của Chính phủ có quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua công cụ chính sách tiền tệ (sau đây gọi là hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển).
Theo như quy định trên thì việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng là nhằm hỗ trợ chi trả tiền gửi cho khách hàng, chi trả tiền vay cho tổ chức tín dụng khác và hỗ trợ nguồn vốn cho vay đối với ngành, lĩnh vực thông qua công cụ chính tiền tệ.
Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng nhằm mục đích gì? Xử lý phạm trọng hoạt động tái cấp vốn như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng trả nợ vay tái cấp vốn như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Trả nợ vay tái cấp vốn và xử lý đối với việc tổ chức tín dụng không trả hết nợ đúng hạn
1. Tổ chức tín dụng phải trả hết nợ gốc, lãi cho Ngân hàng Nhà nước khi khoản vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đến hạn.
2. Tổ chức tín dụng có thể trả trước hạn nợ vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
3. Trường hợp bị phát hiện có vi phạm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 11 Thông tư này thì tổ chức tín dụng phải trả hết nợ gốc, lãi vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ nguồn vốn cho vay ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển (kể cả khoản vay tái cấp vốn đang được gia hạn) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm gửi tổ chức tín dụng.
4. Trường hợp khoản vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đến hạn, tổ chức tín dụng không trả hết nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này và không được Ngân hàng Nhà nước gia hạn hoặc tổ chức tín dụng không trả hết nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này thì Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
a) Chuyển khoản tái cấp vốn sang theo dõi quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng; áp dụng lãi suất đối với nợ gốc tái cấp vốn quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Trích tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi nợ;
c) Thu hồi nợ từ nguồn khác của tổ chức tín dụng (nếu có).
Như vậy, tổ chức tín dụng trả nợ vay phải trả cả gốc và lãi đồng thời thực hiện theo quy định nêu trên.
Xử lý vi phạm trong hoạt động tái cấp vốn như thế nào?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 24/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Xử lý vi phạm
1. Trường hợp nhận được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng cung cấp thông tin, số liệu không chính xác tại hồ sơ đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, tại báo cáo sử dụng tiền vay tái cấp vốn theo Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc không thực hiện đúng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 21 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn theo mục đích quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này đối với tổ chức tín dụng trong thời gian 01 năm tiếp theo kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm gửi tổ chức tín dụng.
2. Trường hợp nhận được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng sử dụng khoản vay tái cấp vốn không đúng mục đích hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại điểm b, c khoản 6 Điều 21 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước không xem xét đề nghị vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn theo mục đích quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này đối với tổ chức tín dụng trong thời gian 02 năm tiếp theo kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm gửi tổ chức tín dụng.
3. Trường hợp tổ chức tín dụng bị phát hiện có vi phạm theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước ngừng giải ngân theo quyết định tái cấp vốn với mục đích quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này (nếu có).
Như vậy, việc xử lý vi phạm trong hoạt động tái cấp vốn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản tổng kết chi bộ thôn cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Kịch bản chương trình Hội nghị tổng kết chi bộ thôn?
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?