Ngân hàng muốn trở thành đại lý bảo hiểm thì phải thành lập bộ phận chuyên trách có đúng không?
Ngân hàng muốn trở thành đại lý bảo hiểm phải thành lập bộ phận chuyên trách có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 46/2023/NĐ-CP về điều kiện để một tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm có đề cập như sau:
Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng và tuân thủ 6 điều kiện sau:
(1) Phải thành lập bộ phận chuyên trách để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
(2) Người đứng đầu bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
(3) Tại mỗi chi nhánh của tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 3 nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm mà tổ chức tín dụng làm đại lý. Tại mỗi phòng giao dịch của tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đảm bảo tối thiểu 1 nhân viên được đào tạo và có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm mà tổ chức tín dụng làm đại lý.
(4) Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm khai thác qua tổ chức đại lý.
(5) Có quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng việc thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm của các nhân viên trong tổ chức đại lý.
Trong đó, quy trình giám sát và kiểm soát chất lượng phải đảm bảo các nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý tuân thủ đúng các nguyên tắc hoạt động đại lý, các nội dung được ủy quyền tại hợp đồng đại lý và quy định của pháp luật có liên quan; cho phép doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát đối với chất lượng hoạt động đại lý của nhân viên trong tổ chức đại lý; việc xử lý vi phạm đối với các nhân viên trong tổ chức hoạt động đại lý khi trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý;
(6) Tại mỗi chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thiết lập một quầy giao dịch riêng (hoặc bàn giao dịch riêng) để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm, tách biệt với khu vực giao dịch, hoạt động nghiệp vụ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng muốn trở thành đại lý bảo hiểm phải thành lập bộ phận chuyên trách có đúng không?
Điều kiện để tổ chức không phải tổ chức tín dụng hoạt động đại lý bảo hiểm là gì?
Theo quy đinh tại khoản 2 Điều 62 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì tổ chức không phải tổ chức tín dụng khi hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Tổ chức phải có tối thiểu 3 nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm;
(2) Có quy trình giám sát việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm đối với các nhân viên trong tổ chức thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Ngoài ra, tất cả các tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm (bao gồm các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải tổ chức tín dụng) phải duy trì và tuân thủ các điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm trong suốt quá trình hoạt động.
- Trường hợp không đáp ứng một trong các điều kiện thì tổ chức đó không được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
- Sau 6 tháng kể từ ngày thông báo mà tổ chức đó vẫn không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm.
- Tổ chức đang thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện mới trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 1/7/2023.
Như vậy, hạn chót để các tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm (bao gồm các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải tổ chức tín dụng) kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quy trình tư vấn bảo hiểm đáp ứng các điều kiện trên là 01/7/2024.
Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ tại Điều 122 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điều 33, các điều quy định tại Mục 6 Chương II, các Điều 81, 82, 83, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 93 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 thì không được phép gia hạn khoản đầu tư này.
Theo đó, Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Đối với Điều 33, các điều quy định tại Mục 6 Chương II, các Điều 81, 82, 83, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 93 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?