Ngăn chặn kịp thời vụ việc học sinh đánh nhau? Học sinh đánh nhau gây hậu quả thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường?

Sở GDĐT được chỉ đạo thế nào để phát hiện, ngăn chặn học sinh đánh nhau? Nếu học sinh đánh nhau gây hậu quả thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường? chị Loan - An Giang

Công văn 1369/BGDĐT-TCCB năm 2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 31/03/2023 về tăng cường bảo đảm an toàn trường học.

Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh đánh nhau?

Cụ thể Công văn 1369/BGDĐT-TCCB năm 2023 về tăng cường bảo đảm an toàn trường học có nêu rõ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các Sở GDĐT tập trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

2. Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể tại địa phương và gia đình học sinh nhằm tăng cường quản lý, theo dõi, giám sát việc học tập, sinh hoạt, vui chơi của học sinh tại gia đình, nhà trường, khu vực xung quanh trường học và cộng đồng nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, chất gây nghiện, học sinh đánh nhau hoặc vui chơi mất an toàn dẫn đến tai nạn thương tích, đuối nước.

Theo đó, nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh và phối hợp ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học thì các Sở GDĐT cần chỉ đạo thực hiện tốt để nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó cũng chủ động phối hợp để có thể ngăn chặn đồng thời vụ việc:

- Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử

- Học sinh sử dụng chất gây nghiện

- Học sinh đánh nhau

- Học sinh vui chơi mất an toàn dẫn đến tai nạn thương tích, đuối nước.

Ngăn chặn kịp thời

Ngăn chặn kịp thời vụ việc học sinh đánh nhau? Học sinh đánh nhau gây hậu quả thì ai là người chịu trách nhiệm bồi thường? (Hình internet)

Học sinh đánh nhau sẽ bị xử phạt hành chính ra sao?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Theo như quy định trên, nếu học sinh đánh nhau gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 8 triệu đồng.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 quy định rõ người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

- Theo đó, khi học sinh đánh nhau có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

- Và hành vi học sinh đánh nhau không gây hậu quả các tỉ lệ thương tích được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị xem là tội phạm và sẽ bị xử phạt hành chính như trên.

Học sinh đánh nhau bị xử lý hình sự khi nào?

- Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà khi học sinh đánh bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

- Đồng thời tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cũng quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Theo đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

+ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khi phạm tội cố ý gây thương tích.

Như vậy, với học sinh đánh nhau từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong tội danh cố ý gây thương tích.

Học sinh đánh nhau ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

- Căn cứ Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

+ Nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; thì cha mẹ, người giám hộ của trẻ dưới mười lăm tuổi sẽ phải bồi thường. Còn nếu học sinh xảy ra đánh nhau thì tùy vào độ tuổi, mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi mà học sinh đánh bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như: xử lý kỷ luật hay thậm chí là phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.

+ Trường hợp đối với học sinh có hành vi vi phạm, nhà trường đã xử lý nghiêm như: khiển trách, cảnh cáo, thông báo đến phụ huynh, người giám hộ học sinh để có biện pháp cùng giáo dục, răn đe, ngăn chặn.Song, học sinh vẫn vi phạm thì nhà trường không có lỗi trong việc quản lý học sinh, vì vậy cha mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường thiệt hại do học sinh đó gây ra.

Học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ học nhiều ngày để chữa bệnh có bị ở lại lớp?
Pháp luật
Lập đông 2024 vào ngày nào? Lập đông 2024 vào ngày nào âm lịch? Tiết lập đông năm 2024 bắt đầu vào ngày nào?
Pháp luật
Học sinh lớp 9 THCS chưa tốt nghiệp thì có được đi học lại lớp 9 không? Có được bảo lưu kết quả để cuối năm học dự thi tốt nghiệp thôi không?
Pháp luật
Cách viết bản cam kết không tái phạm cho học sinh mới nhất? Tải mẫu cam kết không tái phạm cho học sinh tại đâu?
Pháp luật
Tổng hợp tỉnh thành cho học sinh nghỉ học thứ 7 mới nhất 2024? Cập nhật danh sách học sinh các tỉnh thành được nghỉ học thứ 7?
Pháp luật
Mẫu quyết định khen thưởng học sinh năm học 2024 2025 các cấp? Quyết định khen thưởng học sinh Tiểu học, THCS, THPT?
Pháp luật
Hướng dẫn viết biên bản sinh hoạt lớp? Mẫu biên bản sinh hoạt lớp mới nhất dành cho mọi cấp học như thế nào?
Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt lớp năm học 2024 2025 các cấp? Lời dẫn chương trình sinh hoạt lớp năm học 2024 2025?
Pháp luật
Mẫu sổ trực tuần cờ đỏ Tiểu học, THCS, THPT năm học 2024 2025? Sổ sao đỏ cấp 1, cấp 2, cấp 3 chi tiết thế nào?
Pháp luật
Khen thưởng học sinh tiểu học dựa vào kết quả đánh giá thực hiện như thế nào? Đánh giá định kỳ học sinh tiểu học được quy định ra sao?
Pháp luật
Các mẫu thời khóa biểu đẹp cho năm học mới 2024-2025? Tổng hợp các mẫu thời khóa biểu đẹp cho học sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh
1,269 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào