NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì? Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao?
NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì? Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao?
"NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì? Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao?" là những câu hỏi được quan tâm gần đây. Dưới đây là giải đáp cho những câu hỏi thắc mắc trên.
NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì?
NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây tầm ngắn (trường gần) trong phạm vi 4cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (smartphone, máy tính bảng, loa, tai nghe,…) khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm).
Ngày nay, kết nối NFC đóng vai trò quan trọng khi được dùng để xác thực sinh trắc học tài khoản ngân hàng, thanh toán một chạm không dùng thẻ và tiền mặt,...
Với NFC, bạn có thể:
Truyền dữ liệu nhanh chóng: Chia sẻ file, ảnh, nhạc chỉ với một chạm.
Thanh toán di động: Thanh toán hóa đơn, mua sắm tiện lợi và an toàn.
Kết nối thiết bị: Dễ dàng kết nối điện thoại với loa, tai nghe, phụ kiện.
Đọc thẻ NFC: Đọc thông tin từ thẻ NFC, thẻ thanh toán, thẻ ID.
Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao?
Mượn điện thoại có NFC: Nếu bạn cần cài đặt sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng. Bạn có thể mượn điện thoại của người thân hoặc bạn bè có hỗ trợ NFC. Đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng và thực hiện cài đặt sinh trắc học, quá trình này chỉ mất vài phút.
Cập nhật sinh trắc học tại ngân hàng: Nếu không thể mượn điện thoại, bạn có thể mang căn cước công dân gắn chip đến ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn trong việc cập nhật sinh trắc học cho tài khoản của mình.
*Thông tin NFC trên chỉ mang tính chất tham khảo.
NFC là gì trên điện thoại? NFC sinh trắc học là gì? Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao? (Hình từ Internet)
Ngân hàng phải cung cấp thông tin gì về dịch vụ Internet Banking cho khách hàng trước khi đăng ký sử dụng dịch vụ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2016/TT-NHNN quy định về đơn vị phải cung cấp thông tin về dịch vụ Internet Banking cho khách hàng trước khi đăng ký sử dụng dịch vụ, tối thiểu gồm:
- Cách thức cung cấp dịch vụ: trên Internet, thiết bị di động, viễn thông. Cách thức truy cập dịch vụ Internet Banking ứng với từng phương tiện truy cập dịch vụ trên Internet, thiết bị di động, viễn thông;
- Hạn mức giao dịch và các biện pháp xác thực giao dịch;
- Điều kiện cần thiết về trang thiết bị khi sử dụng dịch vụ: thiết bị tạo OTP, số điện thoại di động, thư điện tử, chứng thư số, thiết bị di động để cài đặt phần mềm;
- Các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking.
Ngân hàng phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 35/2016/TT-NHNN hướng dẫn về khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking như sau:
- Đơn vị phải xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn cài đặt, sử dụng các phần mềm, ứng dụng, thiết bị thực hiện các giao dịch Internet Banking và cung cấp, hướng dẫn khách hàng sử dụng các quy trình, tài liệu này.
- Đơn vị phải hướng dẫn khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật khi sử dụng dịch vụ Internet Banking, tối thiểu gồm các nội dung sau:
+ Bảo vệ bí mật mã khóa bí mật, OTP và không chia sẻ các thiết bị lưu trữ các thông tin này;
+ Cách thiết lập mã khóa bí mật và thay đổi mã khóa bí mật tài khoản truy cập theo định kỳ tối thiểu một năm một lần hoặc khi bị lộ, nghi bị lộ;
+ Không dùng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch Internet Banking;
+ Không lưu lại tên đăng nhập và mã khóa bí mật trên các trình duyệt web;
+ Thoát khỏi ứng dụng Internet Banking khi không sử dụng;
+ Nhận dạng và hành động xử lý một số tình huống lừa đảo, giả mạo website;
+ Yêu cầu cài đặt, sử dụng phần mềm diệt vi rút trên thiết bị cá nhân sử dụng để giao dịch Internet Banking;
+ Lựa chọn các giải pháp xác thực có mức độ an toàn, bảo mật phù hợp với nhu cầu của khách hàng về hạn mức giao dịch;
+ Cảnh báo các rủi ro liên quan đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking;
+ Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm ứng dụng Internet Banking, phần mềm tạo OTP.
+ Thông báo kịp thời cho đơn vị khi phát hiện các giao dịch bất thường;
+ Thông báo ngay cho đơn vị các trường hợp: mất, thất lạc, hư hỏng thiết bị tạo OTP, số điện thoại nhận tin nhắn SMS, thiết bị lưu trữ khoá bảo mật tạo chữ ký số; bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo; bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công.
- Đơn vị phải cung cấp cho khách hàng thông tin về đầu mối tiếp nhận thông tin, số điện thoại đường dây nóng và chỉ dẫn cho khách hàng quy trình, cách thức phối hợp xử lý các lỗi và sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
- Mẫu báo tường 22 12 quân đội đẹp, đơn giản kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Giá xăng dầu hôm nay 12 12 2024: Giá xăng tăng trên 20.000 đồng/lít? Giá xăng tăng bao nhiêu?
- Chốt lịch nghỉ Tết học sinh TPHCM 2025 kéo dài 11 ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh TP HCM thay đổi đúng không?
- Tải toàn bộ mẫu hợp đồng thương mại mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng thương mại chấm dứt trong trường hợp nào?