Nên sử dụng các loại găng tay, khẩu trang và áo choàng nào để phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tốt nhất?
Nên sử dụng các loại găng tay, khẩu trang và áo choàng nào để phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tốt nhất?
Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2171/QĐ-BYT năm 2022 quy định tiêu chuẩn của phương tiện phòng hộ cá nhân như sau:
Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) sử dụng trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lựa chọn phương tiện PHCN cho nhân viên y tế đạt tiêu chí chất lượng sau:
- Găng tay y tế: Găng tay sử dụng một lần đạt các tiêu chuẩn: TCVN: 13415-1:2021, 13415-2:2021, 13415-3:2021 và 13415-4:2021 hoặc BS EN 4551:2020, 455-2:2020, 455-3:2020 và 455-4:2020 hoặc ASTM D6319, D3578, D5250 và D6977 hoặc TCVN 6343-1:2007.
- Khẩu trang y tế: Khẩu trang sử dụng một lần đạt tiêu chuẩn TCVN 13408:2021 hoặc BS EN 14683:2019 hoặc ASTM F2100.
- Khẩu trang hiệu suất lọc cao (sau đây gọi tắt là khẩu trang N95): Đạt tiêu chuẩn TCVN 13409:2021 hoặc BS EN 149:2001+A1:2009 hoặc NIOSH 42 CFR part 84.
- Áo choàng:
+ Áo choàng sử dụng một lần: đạt tiêu chuẩn TCVN 13411:2021 hoặc BS EN 14126:2003 hoặc AAMI PB70 và ASTM F3352.
+ Áo choàng sử dụng lại: với những đơn vị có nguồn lực hạn chế, nhân viên y tế có thể sử dụng áo choàng được sản xuất từ vật liệu có thể giặt khử khuẩn (như vải polyester hoặc polyester-cotton) khi thực hiện các quy trình kỹ thuật thăm khám, chăm sóc không có nguy cơ văng bắn máu, dịch cơ thể người bệnh COVID-19 tới thân mình và phải giặt khử khuẩn theo đúng quy định trước khi dùng lại.
+ Áo choàng có thiết kế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối. Cổ áo choàng tối thiểu phải che kín đến khớp ức đòn, có dây buộc hoặc khuy cố định áo sau lưng.
- Tấm che mặt hoặc kính bảo hộ: Loại dùng một lần hoặc loại làm sạch và khử trùng được trước khi sử dụng lại, bảo đảm trường nhìn, không làm biến dạng hình ảnh, chống mờ do hơi nước và chống xước.
Nên sử dụng các loại găng tay, khẩu trang và áo choàng theo tiêu chuẩn nào để phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tốt nhất? (Hình từ internet)
Một số lưu ý khi sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân?
Căn cứ tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2171/QĐ-BYT năm 2022 quy định một số lưu ý sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như sau:
- Phương tiện phòng hộ cá nhân chỉ hiệu quả khi áp dụng cùng với những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và kiểm soát nhiễm khuẩn khác.
- Luôn có sẵn phương tiện phòng hộ cá nhân và được bảo quản đúng quy định. Có kiểm tra số lượng hằng ngày để bảo đảm không thiếu phương tiện PHCN ngay cả trong tình huống khẩn cấp.
- Nhân viên y tế phải được đào tạo kỹ về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trước khi làm việc. Nội dung đào tạo bao gồm cả mang và tháo bỏ phương tiện PHCN.
- Lựa chọn đúng chủng loại phương tiện phòng hộ cá nhân theo từng tình huống công việc, kích cỡ phù hợp với người sử dụng.
- Tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bỏ phương tiện PHCN.
- Tuyệt đối không mang trang phục phòng hộ cá nhân trong ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống.
- Tuyệt đối không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục PHCN trong bất kỳ tình huống nào và chỉ tái sử dụng phương tiện PHCN theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Không mặc bộ trang phục phòng hộ cá nhân cho người bệnh, người nhà người bệnh trong bất kỳ tình huống nào.
- Phương tiện PHCN sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.
- Đối với áo choàng sử dụng lại (quy định trong mục 1.4) phải được thay ngay sau khi ra khỏi khu vực cách ly và được thu gom xử lý đúng quy định. Khu vực mang và tháo bỏ phương tiện PHCN là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong áo choàng.
Công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân?
Căn cứ Mục 4 Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2171/QĐ-BYT năm 2022 quy định công tác kiểm tra, giám sát như sau:
- Khoa/Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm đào tạo và kiểm tra, giám sát việc sử dụng phương tiện PHCN tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Nội dung giám sát:
+ Luôn có sẵn phương tiện PHCN cho nhân viên y tế sử dụng khi cần.
+ Nhân viên y tế sử dụng đủ và đúng phương tiện PHCN theo chỉ định.
+ Nhân viên y tế thực hiện đúng quy trình mang và tháo bỏ phương tiện PHCN.
+ Phân loại, thu gom, xử lý phương tiện PHCN đã qua sử dụng.
- Phương pháp giám sát: bằng quan sát trực tiếp và ghi phiếu giám sát, hoặc phần mềm được thiết lập cho điện thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?