Năm 2024 sẽ có hơn 1.2 triệu trẻ em thuộc 63 tỉnh thành được tiêm chủng miễn phí vacxin bắt buộc đúng không?
Năm 2024 sẽ có hơn 1.2 triệu trẻ em thuộc 63 tỉnh thành được tiêm chủng miễn phí vacxin bắt buộc đúng không?
Căn cứ Mục 4 Chương II Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 1596/QĐ-BYT năm 2024, căn cứ vào văn bản đăng ký của 63 tỉnh thành, đối tượng thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng được tiêm chủng miễn phí năm 2024 tại 63 tỉnh thành gồm: 1.269.292 trẻ em.
Cụ thể số lượng trẻ dự kiến được tiêm chủng miễn phí vacxin bắt buộc ở từng miền tại Phụ lục I Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 1596/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
- Miền Bắc: 593.473 trẻ
- Miền Trung: 160.093 trẻ
- Tây Nguyên: 77.357 trẻ
- Miền Nam: 438.369 trẻ
Năm 2024 sẽ có hơn 1.2 triệu trẻ em thuộc 63 tỉnh thành được tiêm chủng miễn phí vacxin bắt buộc đúng không? (Hình từ Internet)
Cần theo dõi trẻ bao lâu sau khi tiêm chủng theo quy định hiện nay?
Tại Điều 12 Thông tư 34/2018/TT/BYT có quy định về theo dõi sau tiêm chủng cụ thể như sau:
Theo dõi sau tiêm chủng
1. Theo dõi đối tượng tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng.
2. Hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng:
a) Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường;
b) Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.
3. Ghi chép:
a) Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng và trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và hẹn lần tiêm chủng sau;
b) Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng tiêm chủng và ghi chép các phản ứng sau tiêm chủng trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
Như vậy, thời gian cần theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng như sau:
- Tại điểm tiêm chủng: ít nhất 30 phút sau tiêm.
- Tại nhà: ít nhất 24 giờ sau tiêm.
Lưu ý: cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (≥39°C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.
Quy trình và thời gian báo cáo định kỳ đối với vắc xin tiêm chủng ra sao?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 34/2018/TT-BYT, quy trình và thời gian báo cáo định kỳ thực hiện như sau:
(1) Đối với vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng:
- Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
- Trung tâm y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước ngày 10 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực tại các Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh tễ Tây Nguyên theo địa bàn được phân công quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Viện khu vực), đồng thời báo cáo Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước ngày 15 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
- Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia tổng hợp báo cáo Cục Y tế dự phòng trước ngày 20 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 02 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
(2) Đối với vắc xin tiêm chủng dịch vụ:
- Cơ sở tiêm chủng: báo cáo Trung tâm Y tế huyện trước ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
- Trung tâm Y tế huyện: báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trước ngày 10 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 10 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: báo cáo Sở Y tế, các Viện khu vực, Cục Y tế dự phòng; trước ngày 15 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, trước ngày 15 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo đối với báo cáo quý, trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?