Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động?

Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động?

Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động?

Tại Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện, trong đó quy định bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn về khám bệnh, lâm sàng, cận lâm sàng, khoa dược và phụ trợ, bao gồm:

+ Khoa khám bệnh: có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu, phòng khám, phòng thực hiện kỹ thuật, thủ thuật (nếu thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật);

+ Khoa lâm sàng: có tối thiểu hai trong bốn khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đối với bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt;

+ Khoa cận lâm sàng: có tối thiểu một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh.

Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;

+ Khoa dược;

+ Khoa dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên; mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.

Bộ phận dinh dưỡng lâm sàng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh; người làm công tác dinh dưỡng phải là cử nhân dinh dưỡng hoặc người hành nghề có chức danh bác sỹ có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng hoặc điều dưỡng có trình độ đại học và có chứng chỉ đào tạo 06 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng;

+ Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh viện có quy mô từ 150 giường bệnh trở lên; mỗi 150 giường bệnh có tối thiểu 01 nhân viên giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn.

Bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn đối với bệnh viện có quy mô dưới 150 giường bệnh; người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phải có trình độ đại học trở lên thuộc khối ngành sức khỏe, có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận hoặc văn bằng đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn;

+ Các bộ phận chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động?

Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động? (Hình từ Internet)

Bệnh viện phải tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày đúng không?

Căn cứ khoản 6 Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
...
5. Nhân sự:
a) Số lượng người hành nghề toàn thời gian trong từng khoa phải đạt tỷ lệ tối thiểu 70% trên tổng số người hành nghề trong khoa;
b) Trưởng các bộ phận chuyên môn của bệnh viện phải là người hành nghề toàn thời gian của bệnh viện và có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa của bộ phận chuyên môn được giao phụ trách, có thời gian hành nghề về chuyên khoa đó tối thiểu 36 tháng. Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm lãnh đạo khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Trưởng bộ phận chuyên môn khác không thuộc đối tượng cấp giấy phép hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện.
6. Bệnh viện phải thực hiện điều trị nội trú, tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày.

Theo đó, bệnh viện phải tổ chức trực chuyên môn 24/24 giờ của tất cả các ngày. bên cạnh đó, hoạt động điều trị nội trú cũng được thực hiện 24/24 giờ của tất cả các ngày.

Cơ sở giám định y khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức nào?

Căn cứ Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:

Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Bệnh viện;
b) Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Nhà hộ sinh;
d) Phòng khám;
đ) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
e) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;
g) Trạm y tế;
h) Cơ sở cấp cứu ngoại viện;
i) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;
k) Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, cơ sở pháp y tâm thần, trung tâm y tế, viện có giường bệnh, y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cơ sở có tên gọi khác mà thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

Vậy, cơ sở giám định y khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì việc cấp giấy phép hoạt động phải thực hiện theo một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau:

- Bệnh viện;

- Bệnh xá thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;

- Nhà hộ sinh;

- Phòng khám;

- Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

- Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng;

- Trạm y tế;

- Cơ sở cấp cứu ngoại viện;

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình;

- Hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Chính phủ.

Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Bệnh viện Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Bệnh viện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các bệnh viện hạng III trong quân đội bao gồm những bệnh viện nào?
Pháp luật
Bệnh viện chữa bệnh không có giấy phép hoạt động có bị xử phạt không? Điều kiện để bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Bệnh viện có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Pháp luật
Bệnh viện thuộc lực lượng vũ trang nhân dân phải có bao nhiêu bác sỹ làm việc toàn thời gian trong một khoa?
Pháp luật
Năm 2024, bệnh viện được tổ chức theo các bộ phận chuyên môn nào để được cấp giấy phép hoạt động?
Pháp luật
Bệnh viện có làm việc chủ nhật không? Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở bệnh viện ngày chủ nhật được không?
Pháp luật
Hội đồng truyền máu là gì? Bệnh viện có bắt buộc phải thành lập hội đồng truyền máu không?
Pháp luật
Có thể thiết kế biển hiệu của bệnh viện có kèm biểu tượng chữ thập đỏ hay không? Để thành lập bệnh viện cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Nguyên tắc hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện là gì? Trong cơ cấu tổ chức hoạt động dinh dưỡng, khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận nào?
Pháp luật
Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện có bộ phận dinh dưỡng điều trị không? Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện là ai?
Pháp luật
Phẫu thuật thủy tinh thể trên mắt độc nhất sẽ do bệnh viện hạng II hay hạng III tiến hành thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
607 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện Bệnh viện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép hoạt động đối với bệnh viện Xem toàn bộ văn bản về Bệnh viện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào