Năm 2022, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập? Tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động?
Hạn chế còn tồn tại trong phát triển thị trường lao động?
Theo mục 2 Thông báo 269/TB-VPCP 2022 kết luận tại Hội nghị Phát triển thị trường lao động bền vững và hội nhập, hạn chế còn tồn tại trong phát triển thị trường lao động như sau:
- Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng cùng với những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thị trường lao động ở nước ta đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:
+ Thị trường lao động chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng đầy đủ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế; chuyển đổi xanh;
+ Thể chế phát triển thị trường lao động còn bất cập, chưa có cơ chế, chính sách đầy đủ về giao dịch việc làm, quản lý chất lượng thị trường, các quy định về tiêu chuẩn lao động và quan hệ lao động; lưới an sinh xã hội có độ bao phủ thấp, chưa đạt hiệu quả cao;
+ Giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngành nghề mới, kỹ năng nghề tương lai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế cũng như việc gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
- Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại nêu trên:
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển thị trường lao động chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình thực tế; năng lực quản trị, vận hành thị trường lao động còn yếu;
+ Thiếu cơ chế, chính sách đãi ngộ đủ hấp dẫn để giữ chân người lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước;
+ Hệ thống trung tâm, doanh nghiệp dịch vụ việc làm chưa phát huy tốt vai trò kết nối cung - cầu lao động;
+ Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động;
+ Vai trò của các tổ chức công đoàn, đoàn thể trong bảo vệ quyền lợi cho người lao động còn hạn chế;
+ Công tác thông tin, truyền thông còn hạn chế, nhiều người lao động chưa hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình;
+ Cơ sở dữ liệu thị trường lao động chưa được quan tâm phát triển đầy đủ;
+ Công tác thống kê cập nhật phục vụ phân tích, dự báo và chỉ đạo điều hành về tình hình lao động còn hạn chế.
Năm 2022 phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập? Tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động? (Hình từ Internet)
Tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho người lao động?
Căn cứ mục 3 Thông báo 269/TB-VPCP 2022 kết luận tại Hội nghị Phát triển thị trường lao động bền vững và hội nhập như sau:
Trong giai đoạn phát triển mới, Chính phủ xác định ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành hài hòa, hợp lý, hiệu quả các chính sách tiền tệ - tài khóa.
Triển khai Chương trình phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tập trung vào y tế, an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn, minh bạch góp phần thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy thị trường lao động phát triển.
Kiên định xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế với nhiều ngành công nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sở hữu những phát minh, sáng chế mới, công nghệ tiên tiến.
Muốn thực hiện những nội dung trên, phải có lực lượng lao động chất lượng cao được đào tạo bài bản, làm chủ khoa học công nghệ; phải có cơ chế đào tạo, cải cách tiền lương, tạo môi trường làm việc tốt để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực nhà nước; thu hút, giữ chân những lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề cao trởthành nguồn động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập?
Theo mục 4 Thông báo 269/TB-VPCP 2022, để tập trung phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, bền vững và hội nhập, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Nâng cao nhận thức về thị trường lao động. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiệu quả, hiện đại, đầy đủ, bền vững, hội nhập quốc tế, nhằm giải phóng triệt để sức sản xuất, tập trung phát triển lao động có kỹnăng, thúc đẩy tạo việc làm bền vững, có thu nhập cao.
- Tiếp tục nội luật hóa và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế (các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các FTA thế hệ mới) mà Việt Nam cam kết và phê chuẩn.
- Tập trung xây dựng hệ thống quản trị thị trường lao động hiện đại, minh bạch để mỗi người lao động từ khi tham gia đến khi rời thị trường lao động được quản trị minh bạch, thống nhất, tạo điều kiện cho tham gia các hoạt động giao dịch việc làm, tiếp cận thông tin về thị trường lao động việc làm; để doanh nghiệp dễ tiếp cận cung lao động, nâng cao chất lượng lao động, cơ sở đào tạo; có chiến lược, kế hoạch đào tạo, cung ứng kịp thời, sát với nhu cầu thực tiễn. Đẩy mạnh đầu tư số hóa quản trị lao động việc làm kết nối với số hóa quản lý dân cư.
- Chú trọng đầu tư về cơ chế, chính sách, nguồn lực để xây dựng hệ thống thông tin và dự báo thị trường lao động đa tầng từ cấp tỉnh, cấp vùng tới toàn quốc, đa lĩnh vực theo ngành nghề, có các cấp trình độ khác nhau.
- Hệ thống thông tin và dự báo hướng tới đối tượng sử dụng là các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và nhất là người lao động.
- Đẩy mạnh xây dựng chính sách hỗ trợ tạo việc làm trên nguyên tắc có tính dự báo, tầm nhìn chiến lược, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường; đa dạng hoá các nguồn tín dụng để thúc đẩy việc tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, việc làm bền vững, việc làm xanh, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa.
- Quan tâm thực hiện dịch chuyển lao động, việc làm theo địa lý, địa bàn, đảm bảo cơ cấu phân bổ lao động việc làm hợp lý trên toàn quốc; có cơ chế khuyến khích hỗ trợ dịch chuyển lao động, hỗ trợ các địa bàn còn yếu kém; đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước với nước ngoài.
- Tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi để người dân yên tâm làm việc tại quê hương với mức thu nhập ổn định. Triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho công nhân, người lao động ở khu công nghiệp, khu kinh tế và các thành phố lớn phù hợp với mục tiêu đã được Chính phủ đề ra, đến năm 2030, xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.
- Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng thời cơ dân số vàng, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa để phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo những kỹ năng ngoại ngữ, tính kỷ luật, kỷ cương,… đáp ứng hội nhập với thị trường lao động thế giới.
- Thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động và Quyết định 522/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủtrì tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo hướng đẩy mạnh phân luồng và bảo đảm quyền lợi của học sinh vừa được học nghề, vừa được học văn hóa ngay tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là đối với con em công nhân lao động.
- Rà soát, đánh giá sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm.
- Tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong kết nối giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; xây dựng chính sách ưu đãi cho học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đánh giá công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động.
- Đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo tại doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để thu hút hiệu quả lao động tại chỗ nhằm giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nhân lực cục bộ, vấn đề đứt gãy lao động phục vụ phục hồi kinh tế nhanh và bền vững.
- Rà soát nguồn kinh phí, tiếp tục tăng cường đầu tư cho đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?