Năm 2022, phấn đấu thực hiện mục tiêu 95% xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
- Phấn đấu thực hiện mục tiêu 95% xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
- Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 là gì?
- Kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 đến từ nguồn nào?
Phấn đấu thực hiện mục tiêu 95% xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
Theo hướng dẫn tại mục I Điều 1 Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 như sau:
"I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đạt 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ dân phố.
- Phấn đấu đạt 50% các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của trung ương và địa phương có chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ.
- Đạt trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình.
- Những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe phấn đấu đạt 95%.
- Những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực phấn đấu đạt trên 80%.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng phấn đấu đạt 90%.
- Đạt 95% xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đạt 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình."
Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 gồm những nội dung gì?
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 là gì?
Theo hướng dẫn tại mục II Điều 1 Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2022 về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện của Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 như sau:
"II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình.
a) Rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi);
b) Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ người bị bạo lực gia đình là người bị phụ thuộc vào thành viên khác trong gia đình;
c) Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và đội ngũ cộng tác viên dân số tham gia phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.
2. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình
a) Xây dựng nhiệm vụ, đề án, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo Chương trình được duyệt;
b) Xây dựng và vận hành mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình;
c) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực trong phạm vi quản lý.
3. Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình
a) Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ người bị bạo lực gia đình;
c) Nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình;
d) Triển khai và nhân rộng các Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
4. Thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình
a) Tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
b) Đa dạng hóa phương thức, các loại hình, sản phẩm thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích sáng tác các chương trình và tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Các cơ quan truyền thông, báo chí từ trung ương đến địa phương duy trì hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình;
d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành
a) Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên, hòa giải viên về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình
a) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm vận động nguồn lực, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ thực hiện chuyển đổi số trong phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
a) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình."
Kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 đến từ nguồn nào?
Theo hướng dẫn tại mục III Điều 1 Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2022 về các nguồn kinh phí thực hiện của Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 như sau:
"III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm: Ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác theo quy định của pháp luật. Tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Chương trình này, các cơ quan trung ương, địa phương chủ động lập dự toán chi hằng năm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?